Vạch 1.3 là vạch gì? Được đè vạch 1.3 không? Vạch 1.3 được sử dụng cho đường có mấy làn xe cơ giới?
Vạch 1.3 là vạch gì? Được đè vạch 1.3 không?
Căn cứ tại Điều 49 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2024/BGTVT về Báo hiệu đường bộ ban hành theo Thông tư 51/2024/TT-BGTVT quy định về Phân loại vạch kẻ đường
Phân loại vạch kẻ đường
49.1. Dựa vào vị trí sử dụng, vạch kẻ đường được chia thành hai loại: vạch trên mặt bằng (bao gồm vạch trên mặt đường: vạch dọc đường, ngang đường và những loại vạch khác) và vạch đứng.
49.1.1. Vạch trên mặt bằng dùng để quy định các phần đường khác nhau trên mặt bằng có màu trắng trừ một số vạch quy định ở Phụ lục G có màu vàng. Trong một số trường hợp có thể sử dụng các màu sắc khác để nâng mức độ cảnh báo giao thông trên mặt đường.
49.1.2. Vạch đứng kẻ trên thành vỉa hè, các công trình giao thông và một số bộ phận khác của đường. Loại vạch này kết hợp giữa vạch vàng và vạch đen hoặc vạch trắng và vạch đỏ.
49.2. Dựa vào phương pháp kẻ, vạch kẻ đường được chia thành ba loại như sau:
49.2.1. Vạch dọc đường là vạch kẻ dọc theo hướng xe chạy trên đường;
49.2.2. Vạch ngang đường là vạch kẻ có hướng cắt ngang đường hoặc hình thành một góc chéo với hướng xe chạy;
49.2.3. Các loại vạch khác là các loại ký hiệu chữ hoặc hình thức khác.
...
Đồng thời, theo quy định tại Phụ lục G Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2024/BGTVT về Báo hiệu đường bộ ban hành theo Thông tư 51/2024/TT-BGTVT thì:
- Vạch 1.3 là vạch phân chia hai chiều xe chạy (vạch tim đường), dạng vạch đôi, nét liền
- Vạch 1.3 dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.
Vạch 1.3
Lưu ý:
Trong trường hợp tại các vị trí cần thiết để cho xe cắt ngang qua thì sử dụng vạch đứt nét màu vàng có qui cách như sau:
Vạch 1.3 là vạch gì? Được đè vạch 1.3 không? Vạch 1.3 được sử dụng cho đường có mấy làn xe cơ giới? (Hình từ Internet)
Vạch 1.3 được sử dụng cho đường có mấy làn xe cơ giới?
Căn cứ vào Phụ lục G Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2024/BGTVT về Báo hiệu đường bộ ban hành theo Thông tư 51/2024/TT-BGTVT có quy định như sau:
- Vạch 1.3 là vạch đôi song song, liền nét, màu vàng, bề rộng nét vẽ b = 15 cm, khoảng cách phía trong hai mép vạch đơn nhỏ nhất là 15 cm; lớn nhất là 50 cm. Nếu khoảng cách hai mép phía trong của các vạch đơn lớn hơn 50 cm thì sử dụng vạch kênh hóa dòng xe dạng gạch chéo, màu vàng (vạch 4.1).
- Vạch này thường dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều cho đường có từ 4 làn xe cơ giới trở lên, không có dải phân cách giữa trên đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn hoặc ở các vị trí cần thiết khác.
- Trường hợp các đường có 2 hoặc 3 làn xe cơ giới, không có dải phân cách giữa có thể sử dụng vạch 1.3 ở các vị trí cần thiết để nhấn mạnh mức độ nguy hiểm, không được lấn làn, không được đè lên vạch. Tác dụng của vạch 1.3 trong trường hợp này tương tự vạch 1.2.
Như vậy, Vạch 1.3 thường được sử dụng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều cho đường có từ 4 làn xe cơ giới trở lên và không có dải phân cách giữa trên đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn hoặc ở các vị trí cần thiết khác.
Lưu ý: Trường hợp các đường có 2 hoặc 3 làn xe cơ giới, không có dải phân cách giữa có thể sử dụng vạch 1.3 ở các vị trí cần thiết để nhấn mạnh mức độ nguy hiểm, không được lấn làn, không được đè lên vạch. Tác dụng của vạch 1.3 trong trường hợp này tương tự vạch 1.2.
Xe máy đè vạch 1.3 bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ vào Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định mức xử phạt vi phạm hành chính đối với xe máy đè vạch 1.3 như sau:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm d, điểm e khoản 2; điểm a, điểm c, điểm d, điểm h khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 4; điểm b, điểm d khoản 6; điểm a, điểm b, điểm c khoản 7; điểm a khoản 8; điểm b khoản 9; điểm a khoản 10 Điều này;
b) Không có tín hiệu trước khi vượt hoặc có tín hiệu vượt xe nhưng không sử dụng trong suốt quá trình vượt xe;
...
10. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
b) Vi phạm quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 1; điểm c, điểm đ, điểm g khoản 2; điểm b, điểm e, điểm g, điểm h, điểm k khoản 3; điểm đ khoản 4; điểm c, điểm d khoản 6; điểm c, điểm d, điểm đ khoản 7; điểm a, điểm b, điểm h, điểm k khoản 9 Điều này.
...
13. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị trừ điểm giấy phép lái xe như sau:
...
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 8, khoản 10 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 10 điểm.
Như vậy, mức xử phạt vi phạm hành chính đối với xe máy đè vạch 1.3 như sau:
Lỗi vi phạm | Mức phạt | Trừ điểm GPLX |
Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường | Phạt từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng | - |
Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường gây tai nạn giao thông | Phạt từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng | Trừ 10 điểm giấy phép lái xe |










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Sau sáp nhập xã: Tiêu chuẩn của công chức Văn phòng thống kê cấp xã? Nhiệm vụ của công chức Văn phòng thống kê cấp xã?
- Viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc về một cảnh vật em yêu thích? Nhiệm vụ của học sinh trung học là gì?
- Viết đoạn văn tả mẹ đang nấu cơm lớp 5 ngắn gọn? Văn tả mẹ đang nấu cơm ngắn gọn nhất? Đánh giá học sinh lớp 5 qua những phương pháp nào?
- Đề xuất chương trình đầu tư công sử dụng vốn ODA là gì? Chương trình đầu tư công sử dụng vốn ODA không hoàn lại có phải lập đề xuất không?
- Mối quan hệ công tác của cơ quan thanh tra Công an nhân dân được quy định như thế nào theo Nghị định 164?