Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Việt Nam có chức năng và nhiệm vụ như thế nào? Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Việt Nam có hệ thống tổ chức như thế nào?
Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Việt Nam có chức năng và nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Quy chế Tổ chức và Hoạt động của Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 25/2004/QĐ-BKHCN, có quy định về Ủy ban Codex Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ như sau:
Ủy ban Codex Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ sau:
1. Nghiên cứu và đề xuất phương hướng phát triển hoạt động tiêu chuẩn hoá, các chính sách và biện pháp quản lý trong lĩnh vực thực phẩm đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân và hội nhập kinh tế quốc tế;
2. Nghiên cứu, đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền về việc xây dựng và ban hành luật, các văn bản dưới luật và các chương trình có liên quan đến chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm;
3. Nghiên cứu và kiến nghị kế hoạch dài hạn và hàng năm về xây dựng Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) trong lĩnh vực thực phẩm;
4. Nghiên cứu các tài liệu của Uỷ ban Codex quốc tế (CAC), để cung cấp các thông tin có liên quan trong lĩnh vực thực phẩm và sức khoẻ cộng đồng phục vụ cho các cơ quan quản lý, cũng như tổ chức xây dựng các TCVN và văn bản pháp quy khác, góp ý xây dựng và chấp nhận các tiêu chuẩn của Uỷ ban Codex quốc tế;
5. Đề xuất việc thành lập các Ban kỹ thuật tiêu chuẩn của Việt Nam tương ứng với các Ban kỹ thuật tiêu chuẩn của Uỷ ban Codex quốc tế;
6. Hợp tác với chương trình tiêu chuẩn về thực phẩm của Tổ chức lương thực Thế giới (FAO), tổ chức y tế Thế giới (WHO), các tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan.;
7. Tham gia các Hội nghị của CAC;
8. Tham gia giải quyết một số vấn đề khác có liên quan hoặc được các cơ quan có thẩm quyền ủy quyền.
Như vậy, theo quy định trên thì Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Việt Nam có chức năng và nhiệm vụ như sau:
- Nghiên cứu và đề xuất phương hướng phát triển hoạt động tiêu chuẩn hoá, các chính sách và biện pháp quản lý trong lĩnh vực thực phẩm đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân và hội nhập kinh tế quốc tế;
- Nghiên cứu, đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền về việc xây dựng và ban hành luật, các văn bản dưới luật và các chương trình có liên quan đến chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Nghiên cứu và kiến nghị kế hoạch dài hạn và hàng năm về xây dựng Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) trong lĩnh vực thực phẩm;
- Nghiên cứu các tài liệu của Ủy ban Codex quốc tế (CAC), để cung cấp các thông tin có liên quan trong lĩnh vực thực phẩm và sức khoẻ cộng đồng phục vụ cho các cơ quan quản lý, cũng như tổ chức xây dựng các TCVN và văn bản pháp quy khác, góp ý xây dựng và chấp nhận các tiêu chuẩn của Ủy ban Codex quốc tế;
- Đề xuất việc thành lập các Ban kỹ thuật tiêu chuẩn của Việt Nam tương ứng với các Ban kỹ thuật tiêu chuẩn của Ủy ban Codex quốc tế;
- Hợp tác với chương trình tiêu chuẩn về thực phẩm của Tổ chức lương thực Thế giới (FAO), tổ chức y tế Thế giới (WHO), các tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan.;
- Tham gia các Hội nghị của CAC;
- Tham gia giải quyết một số vấn đề khác có liên quan hoặc được các cơ quan có thẩm quyền ủy quyền.
Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Việt Nam có chức năng và nhiệm vụ như thế nào? (Hình từ Internet)
Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Việt Nam có hệ thống tổ chức như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Quy chế Tổ chức và Hoạt động của Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 25/2004/QĐ-BKHCN, có quy định về Uỷ ban Codex Việt Nam có hệ thống tổ chức như sau:
Uỷ ban Codex Việt Nam có hệ thống tổ chức như sau:
1. Uỷ ban Codex Việt Nam bao gồm:
Chủ tịch, Phó Chủ tịch thường trực, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký và các thành viên.
Các Ban kỹ thuật tiêu chuẩn Codex.
Văn phòng.
2. Chủ tịch và các Phó chủ tịch là lãnh đạo của các Bộ có liên quan. Tổng thư ký và các thành viên Uỷ ban Codex Việt Nam là lãnh đạo chủ chốt của các cơ quan quản lý, nghiên cứu, các hiệp hội, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trên cơ sở công văn cử người của các Bộ, ngành và các tổ chức liên quan.
Đối với những thành viên do thay đổi công tác hoặc do không thể tiếp tục tham gia Uỷ ban thì Chủ tịch Uỷ ban thống nhất với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng về người thay thế, đề nghị Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định.
3. Các ban kỹ thuật tiêu chuẩn về thực phẩm do Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng thành lập điều hành trực tiếp theo các quy định để thực hiện nhiệm vụ được giao.
4. Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể của Văn phòng Uỷ ban Codex Việt Nam; và bổ nhiệm, miễn nhiệm giám đốc Văn phòng Uỷ ban Codex Việt Nam.
Như vậy, theo quy định trên thì Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Việt Nam có hệ thống tổ chức như sau:
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch thường trực, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký và các thành viên.
- Các Ban kỹ thuật tiêu chuẩn Codex.
- Văn phòng.
Cơ quan nào là cơ quan thường trực của Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Việt Nam?
Căn cứ tại Điều 2 Quy chế Tổ chức và Hoạt động của Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 25/2004/QĐ-BKHCN, có quy định như sau:
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan thường trực của Uỷ ban Codex Việt Nam có trách nhiệm điều phối các hoạt động của Uỷ ban thông qua Văn phòng Uỷ ban Codex Việt Nam.
Như vậy, theo quy định trên thì Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan thường trực của Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?