Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia là cơ quan gì? Nhiệm vụ chính của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia?
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia là cơ quan gì?
Chức năng của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia được quy định tại Điều 1 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 79/2009/QĐ-TTg (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Quyết định 15/2015/QĐ-TTg) như sau:
Điều 1. Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (sau đây gọi tắt là Ủy ban) là cơ quan thực hiện chức năng tham mưu, tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ trong phân tích, đánh giá, dự báo tác động của thị trường tài chính đến kinh tế vĩ mô và tác động của chính sách kinh tế vĩ mô đến thị trường tài chính; điều phối hoạt động giám sát thị trường tài chính quốc gia (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm); giúp Thủ tướng Chính phủ giám sát chung thị trường tài chính quốc gia.
Như vậy, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia là cơ quan thực hiện chức năng sau:
- Tham mưu, tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ trong phân tích, đánh giá, dự báo tác động của thị trường tài chính đến kinh tế vĩ mô và tác động của chính sách kinh tế vĩ mô đến thị trường tài chính;
- Điều phối hoạt động giám sát thị trường tài chính quốc gia (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm);
- Giúp Thủ tướng Chính phủ giám sát chung thị trường tài chính quốc gia.
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia là cơ quan gì? Nhiệm vụ chính của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ chính của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia được quy định như thế nào?
Nhiệm vụ chính của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia được quy định tại Chương 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 79/2009/QĐ-TTg như sau:
(1) Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện các hoạt động giám sát sau:
+ Giám sát chung thị trường tài chính quốc gia; giám sát hợp nhất hoạt động của các tập đoàn tài chính.
+ Giám sát điều kiện được cấp phép hoạt động của các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, tổ chức khác hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.
+ Giám sát việc áp dụng các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động giám sát của các cơ quan thanh tra – giám sát chuyên ngành trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.
+ Ủy ban thực hiện các nội dung giám sát thông qua hoạt động giám sát từ xa, được thực hiện một cách độc lập, bảo đảm nguyên tắc không làm thay chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành.
(2) Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia giúp Thủ tướng Chính phủ điều phối hoạt động giám sát chuyên ngành thông qua các hoạt động sau:
+ Kiến nghị và đề xuất với Thủ tướng Chính phủ ban hành các quy định về điều phối hoạt động giám sát thị trường tài chính quốc gia (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm).
+ Điều phối hoạt động giám sát chuyên ngành; kiến nghị các cơ quan thực hiện đúng quy trình và cơ chế giám sát, việc áp dụng các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về giám sát thị trường tài chính.
+ Có trách nhiệm tham gia ý kiến với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan khác trong việc xây dựng các cơ chế, chính sách, quy định về quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm; các chiến lược, định hướng phát triển ngành ngân hàng, thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm.
+ Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu sửa đổi, ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.
(3) Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ về chiến lược, định hướng phát triển thị trường tài chính quốc gia.
(4) Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia có trách nhiệm thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu, tổng hợp, xử lý, cung cấp thông tin về thị trường tài chính quốc gia; phân tích, dự báo, cảnh báo mức độ an toàn hệ thống tài chính, nguy cơ rủi ro đối với thị trường tài chính quốc gia và đề xuất giải pháp xử lý kịp thời, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo định kỳ hoặc đột xuất.
(5) Ủy ban đề xuất, kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành hữu quan, các cơ quan thanh tra – giám sát chuyên ngành và cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm, không tuân thủ hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định, các điều kiện trong hoạt động ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, quy định về cung cấp thông tin định kỳ, đột xuất phục vụ hoạt động giám sát thị trường tài chính quốc gia.
(6) Ủy ban được chủ trì tổ chức các cuộc họp, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn để trao đổi, thảo luận các vấn đề thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao; được tổ chức họp báo và công bố thông tin thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.
(7) Định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 1 năm hoặc khi cần thiết theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban báo cáo Thủ tướng Chính phủ các mặt hoạt động, công tác và việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban.
Người đứng đầu Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia là ai?
Chủ tịch Ủy ban là người đứng đầu Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 79/2009/QĐ-TTg, cụ thể:
Ủy ban có Chủ tịch và 02 Phó Chủ tịch:
1. Chủ tịch Ủy ban là người đứng đầu Ủy ban, hưởng chế độ tương đương Bộ trưởng, do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?