Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia hoạt động theo nguyên tắc nào? Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia có trụ ở chính ở đâu?
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia hoạt động theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia Ban hành kèm theo Quyết định 79/2009/QĐ-TTg, có quy định về Ủy ban hoạt động theo các nguyên tắc như sau:
Ủy ban hoạt động theo các nguyên tắc sau:
1. Độc lập, khách quan trong hoạt động tham mưu, tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ.
2. Làm việc theo chế độ Thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ.
3. Phối hợp công tác chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và các Bộ, ngành liên quan để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
4. Không làm thay chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành.
Như vậy, theo quy định trên thì Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia hoạt động theo nguyên tắc sau:
- Độc lập, khách quan trong hoạt động tham mưu, tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ.
- Làm việc theo chế độ Thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ.
- Phối hợp công tác chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và các Bộ, ngành liên quan để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Không làm thay chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (Hình từ Internet)
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia có trụ ở chính ở đâu?
Căn cứ tại Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia Ban hành kèm theo Quyết định 79/2009/QĐ-TTg năm 2009, có quy định như sau:
Ủy ban là cơ quan có tư cách pháp nhân, có trụ sở chính tại Hà Nội và con dấu có hình Quốc huy; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng thương mại; được bố trí biên chế hành chính chuyên trách.
Như vậy, theo quy định trên thì Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia có trụ ở chính tại Hà Nội.
Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia có cần trình Thủ tướng Chính phủ thành lập tổ công tác liên ngành không?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 8 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia Ban hành kèm theo Quyết định 79/2009/QĐ-TTg, có quy định về Chủ tịch Ủy ban có các nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Chủ tịch Ủy ban có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo, chỉ đạo Ủy ban thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban được Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.
2. Tham dự các phiên họp thường kỳ của Chính phủ và các phiên họp khác theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ; các phiên họp của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia.
3. Đề xuất Chủ tịch Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia triệu tập cuộc họp của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia khi cần thiết.
4. Đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức liên quan làm việc với Ủy ban để trao đổi các vấn đề liên quan phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban.
5. Trình Thủ tướng Chính phủ thành lập đoàn hoặc tổ công tác liên ngành để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ giám sát được giao.
6. Thành lập đoàn công tác của Ủy ban khảo sát hoạt động của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm để thực hiện chức năng, nhiệm vụ giám sát được giao.
7. Đề nghị các Bộ, ngành cử cán bộ, công chức dưới hình thức trưng tập khi cần thiết để thực hiện chức năng, nhiệm vụ giám sát được giao.
8. Quyết định thuê tư vấn bên ngoài hoặc tổ chức kiểm toán để hỗ trợ các hoạt động cụ thể liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban sau khi được chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
9. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương, công tác thi đua, khen thưởng và các chế độ, chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý; tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác nghiên cứu khoa học thuộc phạm vi thẩm quyền.
10. Quy định cụ thể về mối quan hệ làm việc và phối hợp công tác giữa lãnh đạo Ủy ban và các đơn vị thuộc Ủy ban với các tổ chức Đảng, đoàn thể trong Ủy ban.
11. Quản lý tài sản và sử dụng nguồn tài chính được Nhà nước giao theo quy định của pháp luật.
12. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
Như vậy, theo quy định trên thì Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia có nhiệm vụ trình Thủ tướng Chính phủ thành lập tổ công tác liên ngành để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ giám sát được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?