Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định các văn bản nào?
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định các văn bản nào?
Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 48/2015/QĐ-TTg quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định:
a) Các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ; dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
b) Chiến lược, quy hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
2. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định:
a) Dự thảo thông tư và các văn bản khác về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
b) Kế hoạch phát triển thị trường chứng khoán hàng năm.
3. Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản quy phạm nội bộ, văn bản cá biệt thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
4. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.
5. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
...
Như vậy, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định:
- Dự thảo thông tư và các văn bản khác về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
- Kế hoạch phát triển thị trường chứng khoán hàng năm.
Tạp chí Chứng khoán có thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước không?
Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 48/2015/QĐ-TTg quy định về cơ cấu tổ chức của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Pháp chế.
2. Vụ Phát triển thị trường chứng khoán.
3. Vụ Quản lý chào bán chứng khoán.
4. Vụ Giám sát công ty đại chúng.
5. Vụ Quản lý kinh doanh chứng khoán.
6. Vụ Quản lý các công ty quản lý quỹ và Quỹ đầu tư chứng khoán.
7. Vụ Giám sát thị trường chứng khoán.
8. Vụ Hợp tác quốc tế.
9. Vụ Tổ chức cán bộ.
10. Vụ Tài vụ - Quản trị.
11. Văn phòng (có đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh).
12. Thanh tra.
13. Cục Công nghệ thông tin.
14. Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán.
15. Tạp chí Chứng khoán.
...
Như vậy, Tạp chí Chứng khoán là một bộ phận thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định các văn bản nào? (hình từ internet)
Những hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận?
Căn cứ theo Điều 87 Luật Chứng khoán 2019 quy định như sau:
Những hoạt động phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận
1. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Tạm ngừng hoạt động, trừ trường hợp tạm ngừng do nguyên nhân bất khả kháng;
b) Chào bán và niêm yết chứng khoán của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tại nước ngoài;
c) Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;
d) Thành lập, đóng cửa chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước và nước ngoài; thành lập công ty con tại nước ngoài; thay đổi nghiệp vụ kinh doanh tại chi nhánh; thành lập, đóng cửa phòng giao dịch;
đ) Thay đổi tên, địa điểm chi nhánh, văn phòng đại diện, phòng giao dịch;
e) Thực hiện dịch vụ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 86 của Luật này.
2. Chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam khi tạm ngừng hoạt động theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.
3. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận các hoạt động quy định tại Điều này.
Như vậy, những hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận bao gồm:
- Tạm ngừng hoạt động, trừ trường hợp tạm ngừng do nguyên nhân bất khả kháng;
- Chào bán và niêm yết chứng khoán của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tại nước ngoài;
- Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;
- Thành lập, đóng cửa chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước và nước ngoài; thành lập công ty con tại nước ngoài; thay đổi nghiệp vụ kinh doanh tại chi nhánh; thành lập, đóng cửa phòng giao dịch;
- Thay đổi tên, địa điểm chi nhánh, văn phòng đại diện, phòng giao dịch;
- Thực hiện dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến; cung cấp hoặc phối hợp với các tổ chức tín dụng cung cấp dịch vụ cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán hoặc cung cấp dịch vụ cho vay chứng khoán; cung cấp hoặc phối hợp với các tổ chức tín dụng cung cấp dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán; lưu ký chứng khoán; bù trừ và thanh toán chứng khoán; các dịch vụ trên thị trường chứng khoán phái sinh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?