Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia có phải là tổ chức phối hợp liên ngành không? Có chức năng gì?
- Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia có phải là tổ chức phối hợp liên ngành không? Ủy ban có chức năng gì?
- Chủ tịch Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia do ai có thẩm quyền quyết định?
- Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia được sử dụng quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban khi nào?
Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia có phải là tổ chức phối hợp liên ngành không? Ủy ban có chức năng gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Quyết định 1360/QĐ-TTg năm 2010 quy định về thành lập, vị trí và chức năng của Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia như sau:
Thành lập, vị trí và chức năng của Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia
1. Thành lập Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia (sau đây gọi tắt là Ủy ban), là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành về bảo đảm an ninh hàng không dân dụng; chỉ đạo, chỉ huy đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
2. Ủy ban có con dấu và tài khoản riêng. Kinh phí hoạt động của Ủy ban do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của Bộ Giao thông vận tải.
Như vậy, theo quy định, Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ những công việc sau đây:
(1) Nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành về bảo đảm an ninh hàng không dân dụng;
(2) Chỉ đạo, chỉ huy đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia có phải là tổ chức phối hợp liên ngành không? Ủy ban có chức năng gì? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia do ai có thẩm quyền quyết định?
Căn cứ khoản 6 Điều 3 Quyết định 1360/QĐ-TTg năm 2010 quy định về thành viên của Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia như sau:
Thành viên của Ủy ban bao gồm:
1. Chủ tịch: 01 Phó Thủ tướng Chính phủ.
2. Phó Chủ tịch thường trực: Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
3. Phó Chủ tịch là lãnh đạo của các Bộ: Công an, Quốc phòng, Ngoại giao, Giao thông vận tải.
4. Ủy viên kiêm Chánh Văn phòng Ủy ban: 01 lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam.
5. Ủy viên là đại diện lãnh đạo các cơ quan sau: An ninh, Cảnh sát, Tình báo – Bộ Công an; Cục Tác chiến, Cục Bảo vệ An ninh quân đội, Quân chủng Phòng không – Không quân, Tổng cục Tình báo – Bộ Quốc phòng; Tổng cục Hải quan – Bộ Tài chính; Vụ Vận tải – Bộ Giao thông vận tải; Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao.
6. Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Các Ủy viên khác do thủ trưởng các cơ quan quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều này quyết định cử người tham gia Ủy ban, để Chủ tịch Ủy ban tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
7. Chủ tịch Ủy ban ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Ủy ban.
Như vậy, theo quy định thì Chủ tịch Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia được sử dụng quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban khi nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Quy chế tố chức và hoạt động của Ủy ban An ninh hàng không dân dụng Quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 42/QĐ-UBANHK năm 2012 quy định về phó Chủ tịch thường trực như sau:
Phó Chủ tịch thường trực
1. Giúp Chủ tịch Ủy ban điều hành giải quyết công việc của Ủy ban; chủ trì giải quyết các vướng mắc phát sinh giữa các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức liên quan trong công tác bảo đảm an ninh hàng không dân dụng; chỉ đạo thường xuyên việc đánh giá tình hình, mức độ đe dọa đối với an ninh hàng không dân dụng để đưa ra những biện pháp an ninh thích hợp tương xứng với mối đe dọa.
2. Được sử dụng quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban để giải quyết các công việc khi Chủ tịch Ủy ban đi vắng hoặc Chủ tịch Ủy ban ủy quyền và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. Trường hợp vượt quá phạm vi quyền hạn được giao thì báo cáo Chủ tịch xem xét, quyết định; trường hợp Chủ tịch đi công tác vắng phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Giúp Chủ tịch Ủy ban thiết lập, điều hành Ban chỉ huy khẩn nguy hàng không quốc gia khi xảy ra hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng ở cấp độ 1 hoặc theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ; trong trường hợp cần thiết, trực tiếp chỉ đạo Ban chỉ huy khẩn nguy hàng không cấp tỉnh, thành phố, huyện đảo để đối phó, khắc phục hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng xảy ra tại địa phương thuộc thẩm quyền chỉ huy của Ban chỉ huy khẩn nguy hàng không cấp tỉnh, thành phố, huyện đảo.
4. Thực hiện các công việc khác được Chủ tịch Ủy ban giao.
Như vậy, theo quy định, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia được sử dụng quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban để giải quyết các công việc khi Chủ tịch Ủy ban đi vắng hoặc Chủ tịch Ủy ban ủy quyền và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.
Trường hợp vượt quá phạm vi quyền hạn được giao thì phải báo cáo Chủ tịch xem xét, quyết định;
Trường hợp Chủ tịch đi công tác vắng phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?