Uống rượu tại trạm xe buýt được không? Hành vi uống rượu tại trạm xe buýt thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Uống rượu tại trạm xe buýt được không?
Uống rượu tại trạm xe buýt được không, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2020/NĐ-CP như sau:
Địa điểm công cộng không được uống rượu, bia
Ngoài các địa điểm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và khoản 6 Điều 10 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, các địa điểm công cộng không được uống rượu, bia bao gồm:
1. Công viên, trừ trường hợp nhà hàng trong phạm vi khuôn viên của công viên đã được cấp phép kinh doanh rượu, bia trước ngày Nghị định này có hiệu lực.
2. Nhà chờ xe buýt.
3. Rạp chiếu phim, nhà hát, cơ sở văn hóa, thể thao trong thời gian tổ chức các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và công năng sử dụng chính của các địa điểm này, trừ trường hợp tổ chức các lễ hội ẩm thực, văn hóa có sử dụng rượu, bia.
Theo quy định trên thì nhà chờ xe buýt là địa điểm không được uống rượu bia.
Như vậy, theo quy định trên thì không được uống rượu tại trạm xe buýt.
Uống rượu tại trạm xe buýt được không? (Hình từ Internet)
Hành vi uống rượu tại trạm xe buýt thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Hành vi uống rượu tại trạm xe buýt thì bị phạt bao nhiêu tiền, thì theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 30 Nghị định 117/2020/NĐ-CP như sau:
Vi phạm các quy định về uống rượu, bia và địa điểm không uống rượu, bia
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Uống rượu, bia tại địa điểm không uống rượu, bia theo quy định của pháp luật;
b) Xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu bia.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập;
b) Ép buộc người khác uống rượu bia.
Theo đó tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP như sau:
Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
…
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
…
Như vậy, theo quy định trên thì hành vi uống rượu tại trạm xe buýt có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt người uống rượu tại trạm xe buýt không?
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt người uống rượu tại trạm xe buýt không, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 112 Nghị định 117/2020/NĐ-CP như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 103 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
…
Theo đó tại khoản 1 Điều 103 Nghị định 117/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 27 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 6.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; 10.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
…
Đồng thời tại khoản 6 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về thông tin, giáo dục truyền thông trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm
…
6. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền cá nhân
Theo quy định trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền phạt tiền cao nhất là 5.000.000 đồng (đối với cá nhân) và 10.000.000 đồng (đối với tổ chức) khi vi phạm hành chính về y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS.
Hành vi uống rượu tại trạm xe buýt là hành vi vi phạm hành chính về y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS có thể bị phạt cao nhất đến 1.000.000 đồng.
Cho nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn toàn có thẩm quyền xử phạt hành vi uống rượu tại trạm xe buýt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?
- 04 nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng? Hợp đồng xây dựng được phân loại theo các tiêu chí nào?
- Lịch âm dương 2024, Lịch vạn niên 2024 mới nhất: Còn bao nhiêu ngày nữa hết năm 2024 dương và âm lịch?
- Mẫu phương án thanh lý rừng trồng mới nhất là mẫu nào? Thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng?