Tỷ lệ tử vong của trâu bò khi mắc bệnh tụ huyết trùng có cao hay không? Mẫu vật dùng để xét nghiệm bệnh tụ trùng huyết ở trâu bò là những mẫu nào?
Tỷ lệ tử vong của trâu bò khi mắc bệnh tụ huyết trùng có cao hay không?
Tại tiết 6.2.2 tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-56:2023 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 56: Bệnh tụ huyết trùng ở lợn, trâu, bò, gia cầm có quy định về triệu chứng lâm sàng của trâu bò khi mắc bệnh tụ huyết trùng như sau:
Chẩn đoán lâm sàng
...
6.2 Triệu chứng lâm sàng và bệnh tích đại thể
...
6.2.2 Ở trâu, bò
6.2.2.1 Triệu chứng lâm sàng
Thường gặp ở 3 thể:
- Thể quá cấp tính:
Thể này ít gặp. Trâu, bò phát bệnh nhanh, sốt cao từ 41 °C đến 42 °C, chết nhanh trong vòng 24 h. Trâu, bò có triệu chứng thần kinh như điên cuồng, hung dữ, lồng lên, run rẩy ngã xuống, giãy rụa, ...
- Thể cấp tính:
Thể này xảy ra phổ biến. Thời gian nung bệnh từ 1 ngày đến 3 ngày, trâu, bò sốt cao từ 40 °C đến 42 °C.
Trâu, bò chảy nước mắt, nước mũi liên tục. Các niêm mạc mắt, mũi, miệng đỏ ửng rồi sẫm màu.
Các hạch lympho sưng: đặc biệt là hạch dưới hầu làm cho trâu, bò thè lưỡi ra ngoài, thở khó khăn; hạch trước đùi sưng làm cho trâu, bò đi lại khó khăn.
Trâu, bò nằm liệt, đái ra máu, thở khó khăn, trên niêm mạc có nhiều vết sẫm màu và chết sau 3 ngày đến 5 ngày.
Tỷ lệ chết có thể lên tới 100 %.
- Thể mạn tính:
Rất ít gặp. Đây là thể tiến triển sau của thể cấp tính nếu trâu, bò không chết. Trâu, bò đi lại khó khăn, viêm khớp mạn tính; viêm phế quản và viêm phổi mạn tính; viêm ruột mạn tính biểu hiện là lúc táo bón, lúc tiêu chảy.
...
Theo tiêu chuẩn vừa nêu thì triệu chứng lâm sàng của trâu bò khi mắc bệnh tụ huyết trùng sẽ được chia làm 03 thể (thể quá cấp tính - thể cấp tính - thể mãn tính).
Khi trâu bò đã có dấu hiệu bệnh ở gia đoạn thể cấp tính thì trâu bò sẽ có dấu hiệu sốt cao từ 40 °C đến 42 °C, chảy nước mắt, nước mũi liên tục. Các niêm mạc mắt, mũi, miệng đỏ ửng rồi sẫm màu.
Các hạch lympho sưng: đặc biệt là hạch dưới hầu làm cho trâu, bò thè lưỡi ra ngoài, thở khó khăn; hạch trước đùi sưng làm cho trâu, bò đi lại khó khăn.
Trâu, bò nằm liệt, đái ra máu, thở khó khăn, trên niêm mạc có nhiều vết sẫm màu và chết sau 3 ngày đến 5 ngày.
Tỷ lệ tử vong của trâu bò khi mắc bệnh tụ huyết trùng ở thể cấp tính có thể lên đến 100%.
Tỷ lệ tử vong của trâu bò khi mắc bệnh tụ huyết trùng có cao hay không? (Hình từ Internet)
Bệnh tụ trùng huyết ở trâu bò có thể bị nhầm lẫn với những loại bệnh nào?
Theo tiết 6.3.2 tiểu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-56:2023 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 56: Bệnh tụ huyết trùng ở lợn, trâu, bò, gia cầm thì bệnh tụ trùng huyết ở trâu bò có thể bị nhầm lẫn với những loại bệnh sau:
- Bệnh nhiệt thán: Do vi khuẩn Bacillus anthracis gây ra. Trâu, bò sốt cao (có thể lên tới 42 °C), có triệu chứng thần kinh và chết nhanh. Khi chết, xác chết phình to, các lỗ tự nhiên chảy máu thâm đen, không đông. Lách sưng to, dễ nát.
- Bệnh ung khí thán: Do vi khuẩn Clostridium chauvoei gây ra. Trâu, bò sốt (thường dưới 40 °C). Trên các bắp thịt ở cổ, vai, bắp chân, đùi, mông có các khối sưng (ung) nếu ấn tay thấy lõm và có các tiếng lạo xạo. Cắt ở chỗ có ung, thấy có chất keo lầy nhầy, có thấy sùi bọt, có tiếng lạo xạo, phần cơ có màu thâm đen.
Mẫu vật dùng để xét nghiệm bệnh tụ trùng huyết ở trâu bò là những mẫu nào?
Theo tiết 7.1.1 tiều mục 7.1 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-56:2023 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 56: Bệnh tụ huyết trùng ở lợn, trâu, bò, gia cầm thì có thể lấy những mẫu vật sau để xét nghiệm bệnh tụ huyết trùng ở trâu bò:
(1) Đối với trâu bò nghi mắc bệnh còn sống, mẫu xét nghiệm có thể là:
- Dịch tiết đường hô hấp trên: Dùng tăm bông lấy dịch mũi hoặc dịch hầu họng, cho tăm bông vào ống nghiệm có chứa dung dịch nước muối sinh lý, đậy kín, ghi ký hiệu mẫu;
- Máu có chất chống đông: Sát trùng vị trí lấy máu bằng cồn 70 %, dùng bơm tiêm và kim tiêm lấy khoảng 1 ml đến 3 ml máu từ tĩnh mạch. Chuyển máu sang ống nghiệm đã có chất chống đông, trộn đều nhẹ nhàng trong 10 giây, đậy kín, ghi ký hiệu mẫu;
(2) Đối với trâu bò nghi mắc bệnh đã chết, mẫu xét nghiệm có thể là:
- Mẫu phổi, gan, lách: Dùng pank, kéo cắt từ 10 g đến 100 g mỗi loại bệnh phẩm, để vào từng lọ hay túi ni lon vô trùng riêng biệt, đậy kín, ghi ký hiệu mẫu;
- Mẫu máu tim, dịch xoang bao tim: Dùng bơm tiêm và kim tiêm hoặc pipet để hút lấy máu tim, dịch xoang bao tim. Để mẫu trong bơm tiêm hoặc chuyển sang lọ vô trùng riêng biệt, đậy kín, ghi ký hiệu mẫu;
- Tủy xương: Xương ống đã được róc bỏ phần thịt, để vào từng túi ni lon vô trùng riêng biệt, đậy kín, ghi ký hiệu mẫu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?