Tỷ lệ hao hụt các vị thuốc cổ truyền trong quá trình chế biến là gì và xác định tỷ lệ dựa theo nguyên tắc nào?

Xác định tỷ lệ hao hụt các vị thuốc cổ truyền trong quá trình chế biến dựa theo nguyên tắc nào? Thực hiện tỷ lệ hao hụt các vị thuốc cổ truyền trong quá trình chế biến theo hướng dẫn nào? Thắc mắc đến từ bạn H.L ở Long Thành.

Tỷ lệ hao hụt các vị thuốc cổ truyền trong quá trình chế biến là gì?

Tỷ lệ hao hụt các vị thuốc cổ truyền trong quá trình chế biến được giải thích theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 43/2017/TT-BYT quy định:

Tỷ lệ hao hụt các vị thuốc trong quá trình chế biến là tỷ lệ phần trăm mất đi sau khi vị thuốc được chế biến so với khối lượng dược liệu trước chế biến.

Theo đó, tỷ lệ hao hụt các vị thuốc cổ truyền trong quá trình chế biến là tỷ lệ phần trăm mất đi sau khi vị thuốc được chế biến so với khối lượng dược liệu trước chế biến.

Xác định tỷ lệ hao hụt các vị thuốc cổ truyền trong quá trình chế biến dựa theo nguyên tắc nào?

Nguyên tắc xác định tỷ lệ hao hụt các vị thuốc cổ truyền trong quá trình chế biến nêu ở Điều 3 Thông tư 43/2017/TT-BYT quy định:

Nguyên tắc xác định tỷ lệ hao hụt các vị thuốc
1. Danh mục tỷ lệ hao hụt các vị thuốc được xây dựng căn cứ vào bộ phận dùng của dược liệu để xác định tỷ lệ hao hụt dựa trên nguyên tắc những dược liệu, vị thuốc có cùng cấu trúc, bộ phận dùng và phương pháp bào chế, chế biến sẽ có tỷ lệ hao hụt giống nhau hoặc gần giống nhau.
2. Tỷ lệ hao hụt được xác định căn cứ vào quá trình chế biến vị thuốc theo đúng thực tế, bảo đảm phù hợp với phương pháp, quy trình chế biến dược liệu, vị thuốc theo quy định tại Thông tư số 30/2017/TT-BYT ngày 11 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn phương pháp chế biến các vị thuốc cổ truyền và tài liệu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã cung cấp.

Theo đó, xác định tỷ lệ hao hụt các vị thuốc cổ truyền trong quá trình chế biến dựa theo nguyên tắc sau:

- Danh mục tỷ lệ hao hụt các vị thuốc được xây dựng căn cứ vào bộ phận dùng của dược liệu để xác định tỷ lệ hao hụt dựa trên nguyên tắc những dược liệu, vị thuốc có cùng cấu trúc, bộ phận dùng và phương pháp bào chế, chế biến sẽ có tỷ lệ hao hụt giống nhau hoặc gần giống nhau.

- Tỷ lệ hao hụt được xác định căn cứ vào quá trình chế biến vị thuốc theo đúng thực tế, bảo đảm phù hợp với phương pháp, quy trình chế biến dược liệu, vị thuốc theo quy định tại Thông tư 30/2017/TT-BYT ngày 11 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn phương pháp chế biến các vị thuốc cổ truyền và tài liệu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã cung cấp.

Tỷ lệ hao hụt các vị thuốc cổ truyền trong quá trình chế biến

Tỷ lệ hao hụt các vị thuốc cổ truyền trong quá trình chế biến (Hình từ Internet)

Thực hiện tỷ lệ hao hụt các vị thuốc cổ truyền trong quá trình chế biến theo hướng dẫn nào?

Hướng dẫn thực hiện tỷ lệ hao hụt các vị thuốc cổ truyền trong quá trình chế biến nêu ở Điều 5 Thông tư 43/2017/TT-BYT quy định:

Hướng dẫn thực hiện tỷ lệ hao hụt đối với vị thuốc trong chế biến, bảo quản và cân chia
1. Trường hợp cơ sở khám chữa bệnh mua dược liệu chưa sơ chế thì tỷ lệ hao hụt được tính bằng tỷ lệ hao hụt của từng công đoạn sơ chế, phức chế. Ví dụ: dược liệu Hoàng kỳ chưa sơ chế thì tỷ lệ hao hụt của Hoàng kỳ dược tính như sau: nếu dùng Hoàng kỳ thái phiến thì tỷ lệ hao hụt tối đa được tính theo công đoạn sơ chế là 10,0%; nếu dùng Hoàng kỳ chích mật thì tỷ lệ hao hụt tối đa là 15,0%.
2. Trường hợp cơ sở khám chữa bệnh mua dược liệu đã được sơ chế dùng để chế biến thì tỷ lệ hao hụt được tính bằng tỷ lệ hao hụt của công đoạn phức chế trừ đi tỷ lệ hao hụt của công đoạn sơ chế. Ví dụ: dược liệu, vị thuốc Bạch thược đã được sơ chế (thái phiến) thì chỉ được tính tỷ lệ hao hụt trong chế biến bằng tỷ lệ hao hụt của công đoạn phức chế (18,0%) trừ đi tỷ lệ hao hụt của công đoạn sơ chế (14,0%) là 4%.
3. Trường hợp cơ sở khám, chữa bệnh mua vị thuốc đã chế biến sẵn theo quy định của Bộ Y tế thì chỉ được tính tỷ lệ hao hụt trong quá trình bảo quản và cân chia.
4. Đối với các vị thuốc hoặc các phương pháp chế biến vị thuốc không có trong Danh mục kèm theo Thông tư này: Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét và thống nhất với cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh quyết định tỷ lệ hao hụt áp dụng cho các cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh căn cứ vào đề xuất bằng văn bản của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và hướng dẫn tại Điều 6 của Thông tư này.

Theo đó, thực hiện tỷ lệ hao hụt các vị thuốc cổ truyền trong quá trình chế biến theo hướng dẫn sau:

- Trường hợp cơ sở khám chữa bệnh mua dược liệu chưa sơ chế thì tỷ lệ hao hụt được tính bằng tỷ lệ hao hụt của từng công đoạn sơ chế, phức chế. Ví dụ: dược liệu Hoàng kỳ chưa sơ chế thì tỷ lệ hao hụt của Hoàng kỳ dược tính như sau:

Nếu dùng Hoàng kỳ thái phiến thì tỷ lệ hao hụt tối đa được tính theo công đoạn sơ chế là 10,0%; nếu dùng Hoàng kỳ chích mật thì tỷ lệ hao hụt tối đa là 15,0%.

- Trường hợp cơ sở khám chữa bệnh mua dược liệu đã được sơ chế dùng để chế biến thì tỷ lệ hao hụt được tính bằng tỷ lệ hao hụt của công đoạn phức chế trừ đi tỷ lệ hao hụt của công đoạn sơ chế. Ví dụ: dược liệu, vị thuốc Bạch thược đã được sơ chế (thái phiến) thì chỉ được tính tỷ lệ hao hụt trong chế biến bằng tỷ lệ hao hụt của công đoạn phức chế (18,0%) trừ đi tỷ lệ hao hụt của công đoạn sơ chế (14,0%) là 4%.

- Trường hợp cơ sở khám, chữa bệnh mua vị thuốc đã chế biến sẵn theo quy định của Bộ Y tế thì chỉ được tính tỷ lệ hao hụt trong quá trình bảo quản và cân chia.

- Đối với các vị thuốc hoặc các phương pháp chế biến vị thuốc không có trong Danh mục kèm theo Thông tư này: Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét và thống nhất với cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh quyết định tỷ lệ hao hụt áp dụng cho các cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh căn cứ vào đề xuất bằng văn bản của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và hướng dẫn tại Điều 6 của Thông tư này.

Thuốc cổ truyền Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Thuốc cổ truyền
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Các loại phụ liệu dùng trong chế biến các vị thuốc cổ truyền
Pháp luật
Hướng dẫn phương pháp chế biến dược liệu và vị thuốc cổ truyền của Bộ Y tế từ ngày 28/10/2024 thế nào?
Pháp luật
Nhà thầu tham dự gói thầu thuốc dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu, thuốc cổ truyền phải chịu trách nhiệm gì trước pháp luật?
Pháp luật
Gói thầu vị thuốc cổ truyền là gì? Khi lập hồ sơ mời thầu gói thầu vị thuốc cổ truyền thì các cơ sở y tế thực hiện theo mẫu nào?
Pháp luật
Hành vi bị cấm khi đấu thầu mua dược liệu, vị thuốc cổ truyền qua mạng áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ là gì?
Pháp luật
Vị thuốc cổ truyền là gì? Tiêu chuẩn người chịu trách nhiệm chuyên môn và chất lượng của cơ sở chế biến vị thuốc cổ truyền như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở sản xuất thuốc cổ truyền lưu hành toàn quốc thì sẽ cần phải đáp ứng những điều kiện như thế nào?
Pháp luật
Muốn kinh doanh thuốc cổ truyền cần đáp ứng những điều kiện gì và cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền như thế nào?
Pháp luật
Vị thuốc A giao có được liệt kê vào danh mục vị thuốc cổ truyền thiết yếu hay không? Vị thuốc A giao được chế biến thế nào?
Pháp luật
Trong phát triển công nghiệp dược việc nghiên cứu sản xuất nguyên liệu làm thuốc từ nguồn dược liệu sẵn có được ưu tiên không?
Pháp luật
Việc thu hồi nguyên liệu làm thuốc và biện pháp xử lý nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thuốc cổ truyền
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
1,144 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuốc cổ truyền

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuốc cổ truyền

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào