Tùy chọn mua thêm có được thực hiện khi nhà thầu đã trúng thầu thông qua đàm phán giá hay không?
- Ai có thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức đàm phán giá trong lựa chọn nhà thầu?
- Tùy chọn mua thêm có được thực hiện khi nhà thầu đã trúng thầu thông qua đàm phán giá không?
- Giá gói thầu áp dụng tùy chọn mua thêm trong trường hợp nhà thầu đã trúng thầu thông qua đàm phán giá có bao gồm giá trị của tùy chọn mua thêm?
Ai có thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức đàm phán giá trong lựa chọn nhà thầu?
Các hình thức lựa chọn nhà thầu được quy định tại Điều 20 Luật Đấu thầu 2023 như sau:
Các hình thức lựa chọn nhà thầu
1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu bao gồm:
a) Đấu thầu rộng rãi;
b) Đấu thầu hạn chế;
c) Chỉ định thầu;
d) Chào hàng cạnh tranh;
đ) Mua sắm trực tiếp;
e) Tự thực hiện;
g) Tham gia thực hiện của cộng đồng;
h) Đàm phán giá;
i) Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.
2. Trường hợp phát sinh hình thức lựa chọn nhà thầu khác quy định tại khoản 1 Điều này, có tính ưu việt, sử dụng phương tiện điện tử tiến bộ, hiện đại, Chính phủ quy định về hình thức, quy trình, đối tượng phù hợp với tính năng mới của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, bảo đảm mục tiêu cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong đấu thầu.
Theo quy định này thì đàm phán giá là một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu.
Dẫn chiếu đến Điều 28 Luật Đấu thầu 2023 quy định về đàm phán giá trong lựa chọn nhà thầu như sau:
Đàm phán giá
1. Đàm phán giá được áp dụng đối với các gói thầu sau đây:
a) Mua biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu;
b) Mua thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm chỉ có 01 hoặc 02 hãng sản xuất.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định việc áp dụng hình thức đàm phán giá, ban hành danh mục thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được áp dụng hình thức đàm phán giá và quy định quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu áp dụng hình thức đàm phán giá.
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Y tế là người có thẩm quyền quyết định việc áp dụng hình thức đàm phán giá.
Tùy chọn mua thêm có được thực hiện khi nhà thầu đã trúng thầu thông qua đàm phán giá hay không? (hình từ internet)
Tùy chọn mua thêm có được thực hiện khi nhà thầu đã trúng thầu thông qua đàm phán giá không?
Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu được quy định tại Điều 39 Luật Đấu thầu 2023 như sau:
Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu
...
8. Tùy chọn mua thêm (nếu có):
a) Tùy chọn mua thêm là khả năng chủ đầu tư mua bổ sung hàng hóa, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn của gói thầu ngoài khối lượng nêu trong hợp đồng;
b) Trường hợp gói thầu áp dụng tùy chọn mua thêm, kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ khối lượng, số lượng, giá trị ước tính của phần tùy chọn mua thêm;
c) Tùy chọn mua thêm được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện: nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi, đàm phán giá; khối lượng mua thêm không vượt 30% của khối lượng hạng mục tương ứng nêu trong hợp đồng; có dự toán được phê duyệt đối với khối lượng mua thêm; đơn giá của hàng hóa, dịch vụ mua thêm không được vượt đơn giá của các hàng hóa, dịch vụ tương ứng trong hợp đồng; chỉ áp dụng trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng.
9. Giám sát hoạt động đấu thầu (nếu có).
Như vậy, tùy chọn mua thêm có thể được thực hiện khi nhà thầu đã trúng thầu thông qua đàm phán giá nếu đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
- Khối lượng mua thêm không vượt 30% của khối lượng hạng mục tương ứng nêu trong hợp đồng;
- Có dự toán được phê duyệt đối với khối lượng mua thêm;
- Đơn giá của hàng hóa, dịch vụ mua thêm không được vượt đơn giá của các hàng hóa, dịch vụ tương ứng trong hợp đồng;
- Chỉ áp dụng trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng.
Giá gói thầu áp dụng tùy chọn mua thêm trong trường hợp nhà thầu đã trúng thầu thông qua đàm phán giá có bao gồm giá trị của tùy chọn mua thêm?
Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu được quy định tại Điều 39 Luật Đấu thầu 2023 như sau:
Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu
1. Tên gói thầu:
Tên gói thầu thể hiện tính chất, nội dung và phạm vi công việc của gói thầu. Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt, kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần nêu tên thể hiện nội dung cơ bản của từng phần.
2. Giá gói thầu:
a) Giá gói thầu là giá trị của gói thầu được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Giá gói thầu bao gồm toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết;
b) Đối với gói thầu chia phần thì ghi rõ giá gói thầu và giá ước tính cho từng phần trong giá gói thầu;
c) Đối với gói thầu áp dụng tùy chọn mua thêm quy định tại khoản 8 Điều này, giá gói thầu không bao gồm giá trị của tùy chọn mua thêm.
Chính phủ quy định chi tiết về nội dung giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
3. Nguồn vốn:
Đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ nguồn vốn đã được xác định hoặc phê duyệt. Trường hợp sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài thì phải ghi rõ tên nhà tài trợ và cơ cấu nguồn vốn, bao gồm vốn tài trợ, vốn đối ứng trong nước. Đối với dự toán mua sắm, trường hợp gói thầu có thời gian thực hiện dài hơn 01 năm, nguồn vốn có thể được xác định trên cơ sở dự toán mua sắm của năm ngân sách và dự kiến dự toán mua sắm của các năm ngân sách tiếp theo.
...
Như vậy, giá gói thầu áp dụng tùy chọn mua thêm trong trường hợp nhà thầu đã trúng thầu thông qua đàm phán giá không bao gồm giá trị của tùy chọn mua thêm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?