Túi ni lông có thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường không? Số thuế phải nộp của túi ni lông là bao nhiêu?
Đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường quy định ra sao?
Căn cứ tại Điều 3 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 quy định như sau:
"Điều 3. Đối tượng chịu thuế
1. Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm:
a) Xăng, trừ etanol;
b) Nhiên liệu bay;
c) Dầu diezel;
d) Dầu hỏa;
đ) Dầu mazut;
e) Dầu nhờn;
g) Mỡ nhờn.
2. Than đá, bao gồm:
a) Than nâu;
b) Than an-tra-xít (antraxit);
c) Than mỡ;
d) Than đá khác.
3. Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC).
4. Túi ni lông thuộc diện chịu thuế.
5. Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng.
6. Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng.
7. Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng.
8. Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.
9. Trường hợp xét thấy cần thiết phải bổ sung đối tượng chịu thuế khác cho phù hợp với từng thời kỳ thì Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quy định.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này."
Như vậy, những đối tượng nêu trên sẽ chịu thuế bảo vệ môi trường.
Túi ni lông có thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường không?
Túi ni lông có thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường không?
Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 67/2011/NĐ-CP sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 69/2012/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 2. Đối tượng chịu thuế
3. Đối với túi ni lông thuộc diện chịu thuế (túi nhựa) quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Luật thuế bảo vệ môi trường là loại túi, bao bì nhựa mỏng có hình dạng túi (có miệng túi, có đáy túi, có thành túi và có thể đựng sản phẩm trong đó) được làm từ màng nhựa đơn HDPE (high density polyethylene resin), LDPE (Low density polyethylen) hoặc LLDPE (Linear low density polyethylen resin), trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi ni lông đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bao bì đóng gói sẵn hàng hoá quy định tại Khoản này (kể cả có hình dạng túi và không có hình dạng túi), bao gồm:
a) Bao bì đóng gói sẵn hàng hóa nhập khẩu;
b) Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất hoặc nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói;
c) Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua trực tiếp của người sản xuất hoặc người nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói.”
Do đó, chỉ những loại túi ni lông như phân tích trên thì thuộc đối tượng chịu thuế.
Trường hợp, Anh/chị mua túi ni lông về để bán lại cho công ty khác nếu thuộc loại túi ni lông như quy định nêu trên thì vẫn chịu thuế bảo vệ môi trường trừ những bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi ni lông đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường không thuộc đối tượng chịu thuế.
Tuy nhiên túi ni lông sẽ không phải chịu thuế nếu công ty Anh/ Chị nhập khẩu bao bì đóng gói sẵn hàng hóa thì không phải nộp thuế bảo vệ môi trường.
Số thuế phải nộp của túi ni lông là bao nhiêu?
So sánh với biểu khung thuế tại Điều 8 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 thì túi ni lông nhóm mức thuế quy định từ 30.000 - 50.000 đồng/kg
Cùng với đó tại Điều 3 Công văn 9048/BTC-CST năm 2012 quy định như sau:
"3. Thuế BVMT đối với túi ni lông đa lớp
- Tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08/8/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế BVMT quy định: “Đối với túi ni lông thuộc diện chịu thuế (túi nhựa) quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Luật Thuế bảo vệ môi trường là loại túi, bao bì nhựa mỏng làm từ màng nhựa đơn HDPE (high density polyethylene resin), LDPE (Low density polyethylen) hoặc LLDPE (Linear low density polyethylen resin), trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi ni lông đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường”.
- Túi ni lông đa lớp là loại túi được sản xuất từ màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE và các loại màng nhựa khác (Polypropylene - PP, Polyamit-PA,…).
Túi ni lông đa lớp được sản xuất từ màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE thuộc diện chịu thuế BVMT. Thuế BVMT túi ni lông đa lớp được tính theo tỷ lệ % trọng lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE có trong túi. Căn cứ định mức lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE sử dụng sản xuất túi ni lông đa lớp, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu túi ni lông đa lớp khai, nộp thuế BVMT.
Ví dụ, Doanh nghiệp A sản xuất túi ni lông đa lớp. Túi này được sản xuất từ 70% màng nhựa đơn HDPE và 30% màng nhựa khác (PA, PP,..). Trong tháng doanh nghiệp sản xuất và bán ra 100 kg túi đa lớp.
Như vậy, Số thuế thuế BVMT đối với túi ni lông của doanh nghiệp A phải nộp: = 100 kg x 70% x 40.000 đồng/kg = 2.800.000 đồng.
Doanh nghiệp tự xây dựng, quản lý định mức lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE sử dụng sản xuất túi ni lông đa lớp. Định mức được xây dựng từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất túi ni lông và thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước khi xuất bán túi ni lông. Trường hợp doanh nghiệp trong thời gian sản xuất có điều chỉnh bổ sung định mức thì doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp."
Như vậy, căn cứ theo Điều 4 Thông tư 152/2011/TT-BTC hướng dẫn Điều 7 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 quy định về phương pháp tính thuế như sau:
"Điều 4. Phương pháp tính thuế
Thuế bảo vệ môi trường phải nộp được tính theo công thức sau:
Thuế bảo vệ môi trường phải nộp = Số lượng đơn vị hàng hoá tính thuế x Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hoá"
Anh/chị vui lòng tham khảo thêm các quy định trên để biết thông tin chi tiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?