Túi đựng đồ vật phục vụ trên tàu bay sau khi kiểm tra có cần niêm phong an ninh không? Đồ vật nào bị hạn chế mang lên tàu bay?

Những đồ vật nào bị hạn chế mang lên tàu bay? Túi đựng đồ vật phục vụ trên tàu bay sau khi kiểm tra có cần niêm phong an ninh không? Câu hỏi đến từ anh L.G sống ở Bình Phước. Mong nhận được câu trả lời sớm nhất. Xin cảm ơn!

Túi đựng đồ vật phục vụ trên tàu bay sau khi kiểm tra có cần niêm phong an ninh không?

Căn cứ theo Điều 40 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Thông tư 41/2020/TT-BGTVT quy định như sau:

Niêm phong an ninh
1. Các trường hợp phải được niêm phong an ninh hàng không sau khi kiểm tra
a) Thùng đựng hàng hóa, bưu gửi, thùng hoặc mâm đựng hàng hóa rời, hành lý thất lạc, hành lý không có người nhận, tủ, túi đựng suất ăn;
b) Thùng, túi đựng đồ vật phục vụ trên tàu bay, trừ đồ vật phục vụ cho việc bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay;
c) Phương tiện tra nạp nhiên liệu cho tàu bay sau khi tiếp nhận nhiên liệu để nạp cho tàu bay phải niêm phong an ninh các cửa nạp, cửa xả; tàu bay không khai thác phải niêm phong an ninh các cửa của tàu bay.
2. Niêm phong an ninh phải bảo đảm không thể bóc, gỡ sau khi niêm phong hoặc nếu bóc, gỡ sẽ bị hỏng, không thể niêm phong lại; kích cỡ, chủng loại tem hoặc dây niêm phong phải phù hợp với vật được niêm phong.
...

Theo đó, thùng, túi đựng đồ vật phục vụ trên tàu bay, trừ đồ vật phục vụ cho việc bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay phải được niêm phong an ninh hàng không sau khi kiểm tra.

Lưu ý:

Niêm phong an ninh phải bảo đảm không thể bóc, gỡ sau khi niêm phong hoặc nếu bóc, gỡ sẽ bị hỏng, không thể niêm phong lại; kích cỡ, chủng loại tem hoặc dây niêm phong phải phù hợp với vật được niêm phong.

Đồ vật nào bị hạn chế mang lên tàu bay

Đồ vật nào bị hạn chế mang lên tàu bay? (Hình từ Internet)

Những đồ vật nào bị hạn chế mang lên tàu bay?

Căn cứ theo Mục III Danh mục ban hành kèm theo Quyết định 1541/QĐ-CHK năm 2021 quy định như sau:

- Các dụng cụ y tế thiết yếu

+ Bình khí ôxy hoặc bình khí nhỏ sử dụng trong y tế

+ Bình khí ga theo quy định tại Nhóm 2.2 của Doc 9284 dùng cho chân, tay giả cơ khí.

+ Các loại thuốc y tế không có chất phóng xạ (gồm cả bình xịt)

+ Máy tạo nhịp tim đồng vị phóng xạ hoặc các thiết bị y tế khác cấy trong cơ thể.

+ Xe lăn chạy bằng pin hoặc các thiết bị hỗ trợ di chuyển tương tự khác dành cho hành khách bị hạn chế khả năng di chuyển do khuyết tật, sức khỏe hoặc tuổi tác hoặc tai nạn.

+ Các thiết bị y tế điện tử cầm tay (máy khử rung tim-AED, máy xông khí, máy thở áp lực dương liên tục-CPAP, ...) chứa pin lithium metal hoặc lithium ion

+ Nhiệt kế hoặc dụng cụ đo nhiệt độ y tế loại nhỏ chứa thủy ngân

- Dụng cụ, đồ trang điểm, vệ sinh cá nhân

+ Đồ trang điểm, vệ sinh cá nhân (bao gồm cả bình xịt)

+ Máy uốn tóc có chứa khí hydrocarbon

- Đồ vật khác

+ Đồ uống có cồn

+ Bình xịt không độc hại, không dễ cháy dùng trong thể thao hoặc gia đình

+ Đạn được đóng gói an toàn thuộc nhóm 1.4S (chỉ áp dụng với UN 0012 và UN 0014)

+ Diêm, bật lửa

+ Thiết bị sử dụng pin sinh nhiệt cao, có thể tạo lửa nếu được kích hoạt (ví dụ như đèn dùng dưới nước cường độ cao)

+ Ba lô cứu hộ tuyết lở có bình xi-lanh chứa khí nén thuộc nhóm 2.2, không độc, không dễ cháy

+ Hộp nổ nhỏ gắn trong thiết bị an toàn cá nhân tự làm phồng như áo phao hoặc phao cứu hộ

- Hộp nổ nhỏ cho các thiết bị khác

+ Thiết bị điện tử cầm tay dùng để hút thuốc chạy bằng pin, bao gồm thuốc lá điện tử, xì gà điện tử, tẩu điện tử hoặc các thiết bị tương tự

+ Các thiết bị điện tử cầm tay như đồng hồ đeo tay, máy tính bỏ túi, máy ảnh, điện thoại di động, máy tính xách tay, máy quay video

+ Pin nhiên liệu dùng cho thiết bị điện tử cầm tay như máy ảnh, điện thoại di động, máy tính xách tay, máy quay video;

- Hộp pin nhiên liệu dự phòng

+ Đá khô

+ Khí áp kế hoặc nhiệt kế thủy ngân

+ Thiết bị chứa chất phóng xạ như: máy giám sát tác nhân hóa học (CAM) và/ hoặc thiết bị báo động và nhận dạng nhanh chất phóng xạ (RAID-M)

+ Các loại bóng đèn tiết kiệm năng lượng

+ Các thiết bị thẩm thấu dùng đo đạc chất lượng không khí

+ Thiết bị điện tử cầm tay chứa pin khô đáp ứng các quy định của Điều khoản đặc biệt A67

+ Các loại động cơ đốt trong hoặc động cơ chạy pin nhiên liệu

+ Mẫu vật phẩm không lây nhiễm

+ Bao bì cách nhiệt chứa nitơ lỏng làm lạnh

+ Thiết bị an ninh như va-li ngoại giao, hộp hoặc túi đựng tiền có gắn thiết bị báo động và các thiết bị an ninh khác có chứa hàng nguy hiểm như pin lithium hoặc thuốc nổ.

Lưu ý:

Những vật phẩm này tùy loại mà được phép mang theo trong người, hành lý ký gửi, hành lý xách tay; phải được người khai thác tàu bay chấp thuận hoặc phải thông báo cho người chỉ huy tàu bay hoặc cả hai. Đồng thời phải đáp ứng các điều kiện được phép.

Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với đồ vật phục vụ trên tàu bay như thế nào?

Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với đồ vật phục vụ trên tàu bay theo Điều 54 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT quy định như sau:

- Đồ vật phục vụ trên tàu bay phải có thùng hoặc túi đựng, được kiểm tra an ninh hàng không bằng soi chiếu tia X.

Thùng, túi đựng đồ vật phục vụ trên tàu bay phải được niêm phong an ninh hàng không sau khi được kiểm tra an ninh hàng không bằng soi chiếu tia X (trừ đồ vật phục vụ cho việc bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay) và được giám sát liên tục bằng ca-me-ra giám sát an ninh hoặc do nhân viên kiểm soát an ninh hàng không trực tiếp giám sát hoặc cả hai biện pháp cho tới khi đưa lên tàu bay.

- Khu vực kho chứa các đồ vật phục vụ trên tàu bay phải được bảo vệ; việc vào và hoạt động phải có thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không phù hợp.

- Người khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu số lượng, chủng loại đồ vật phục vụ cho việc bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay khi đưa lên, đưa xuống tàu bay và ghi nhận bằng văn bản; xuất trình cho nhân viên kiểm soát an ninh hàng không khi vào và ra khỏi khu vực hạn chế.

- Quy trình kiểm tra, giám sát an ninh đối với đồ vật phục vụ trên tàu bay được quy định chi tiết trong quy chế an ninh hàng không của đơn vị cung cấp dịch vụ hàng không.

An ninh hàng không
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Pháo hoa được mang lên máy bay không? Có bị coi là vật phẩm nguy hiểm không? Hành vi vi phạm có thể bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Việc lục soát an ninh hàng không đối với tàu bay cần phải được thông báo với cá nhân, cơ quan nào?
Pháp luật
Những thứ cấm đem lên máy bay năm 2024? An toàn hoạt động tại sân bay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Kiểm soát an ninh nội bộ là gì? Thực hiện kiểm soát an ninh nội bộ đối với nhân viên hàng không theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Vụ việc vi phạm an ninh hàng không phải được rút kinh nghiệm, giảng bình để khắc phục những sơ hở, thiếu sót nào?
Pháp luật
Hướng dẫn các giấy tờ nhân thân khi đi máy bay từ ngày 15/02/2024? Quy định về vé, thẻ lên tàu bay và thông tin cá nhân hành khách như thế nào?
Pháp luật
Công tác bảo đảm an ninh hàng không là trách nhiệm của ai? Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo cơ quan trong ngành hàng không thực hiện công tác thế nào?
Pháp luật
Vị trí đỗ biệt lập là gì? Vị trí đỗ biệt lập cho tàu bay có thuộc công trình phục vụ bảo đảm an ninh hàng không của sân bay không?
Pháp luật
Chương trình công tác năm, quý, tháng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hành lý thất lạc tại sân bay là gì? Hành lý thất lạc tại sân bay sau khi kiểm tra có cần niêm phong an ninh không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An ninh hàng không
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
325 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An ninh hàng không
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào