Tự ý sử dụng đất trồng lúa để xây dựng nhà mồ cho cả dòng họ thì có bị xử phạt hay không? Nếu có thì phạt như thế nào?

Anh/chị cho tôi hỏi, ở khu xã tôi sống có gia đình kia họ có một thửa đất ruộng (đất trồng lúa) rất lớn, ngoài việc đang canh tác ruộng thì tôi thấy họ đang xây dựng một khu nhà rất to trên khu đất đó, hỏi thông tin thì tôi được biết là họ đang làm nhà mồ cho cả dòng họ trong tương lai, họ xây sẵn để đó. Tôi muốn biết pháp luật hiện hành quy định về vấn đề này như thế nào, họ xây dựng trên đất trồng lúa mà không xin phép thì có chế tài gì xử lý hay không?

Sử dụng đất trồng lúa để xây dựng nhà mồ cho cả dòng họ thì có cần phải xin phép hay không?

Tại Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định:

"Điều 10. Phân loại đất
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:
1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
...
2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
...
h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;"

Đồng thời, tại Điều 52 và Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

"Điều 52. Căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất."
"Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất
1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
...
d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;"

Căn cứ vào những quy định trên thì đất trồng lúa được xác định là đất nông nghiệp; còn đất làm nhà mồ (nghĩa trang, nghĩa địa) là đất phi nông nghiệp. Khi muốn sử dụng đất trồng lúa làm nhà mồ thì họ phải thực hiện thủ tục xin phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại Điều 57 nêu trên và việc có cho phép chuyển mục đích sử dụng đất hay không còn phụ thuộc vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của địa phương đã được phê duyệt.

Tự ý sử dụng đất trồng lúa để xây dựng nhà mồ cho cả dòng họ thì có bị xử phạt hay không? Nếu có thì phạt như thế nào?

Tự ý sử dụng đất trồng lúa để xây dựng nhà mồ cho cả dòng họ thì có bị xử phạt hay không? Nếu có thì phạt như thế nào? (Hình từ Internet)

Khi sử dụng đất trồng lúa để xây dựng nhà mồ cho cả dòng họ thì cần lưu ý những vấn đề gì?

Đồng thời, theo quy định tại Điều 3 Nghị định 23/2016/NĐ-CP cũng có nêu:

"Điều 3. Các nguyên tắc đối với hoạt động xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng
1. Tất cả các nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phải được quy hoạch. Việc quy hoạch, đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng tuân thủ pháp luật về quy hoạch, xây dựng, bảo vệ môi trường).
2. Khuyến khích đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phục vụ cho nhiều địa phương, sử dụng hình thức táng mới văn minh, hiện đại nhằm tiết kiệm tối đa đất, kinh phí xây dựng và đảm bảo yêu cầu môi trường và cảnh quan xung quanh.
3. Việc quản lý đất nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phải tuân thủ theo pháp luật về đất đai, tiết kiệm và hiệu quả; bảo đảm an toàn, an ninh và vệ sinh môi trường.
4. Việc táng được thực hiện trong các nghĩa trang, trường hợp táng trong các khuôn viên nhà thờ, nhà chùa, thánh thất tôn giáo phải bảo đảm vệ sinh môi trường và được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân các cấp theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Việc táng phải phù hợp với tín ngưỡng, phong tục, tập quán tốt, truyền thống văn hóa và nếp sống văn minh hiện đại.
6. Vệ sinh trong mai táng, hỏa táng và vệ sinh trong xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng thực hiện theo quy định của Bộ Y tế.
7. Chủ đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng có trách nhiệm quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng theo quy định của Nghị định này và các quy định hiện hành khác có liên quan.
8. Các đối tượng bảo trợ xã hội khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng theo quy định hiện hành.
9. Người sử dụng dịch vụ nghĩa trang, dịch vụ hỏa táng phải tuân thủ các quy định về quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng theo quy định của Nghị định này và các quy định hiện hành khác có liên quan.
10. Cơ quan quản lý nhà nước về nghĩa trang theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng; kiến nghị hoặc xử lý các vi phạm về quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng trên địa bàn theo thẩm quyền."

Tức là ở đây, việc xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa (nhà mồ) phải phù hợp với quy hoạch, đảm bảo các điều kiện về xây dựng và môi trường nữa. Nên việc hàng xóm họ tự xây dựng mà không xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, không phù hợp với quy hoạch thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính nếu bị phát hiện.

Tự ý sử dụng đất trồng lúa để xây dựng nhà mồ cho cả dòng họ thì bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định như sau:

"Điều 9. Sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm a và d khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai
...
3. Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,01 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;"

Căn cứ vào diện tích đất sử dụng sai mục đích của gia đình đó thì họ có thể bị xử phạt theo quy định trên, đồng thời phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.

Đất trồng lúa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có thể chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa để hình thành vùng sản xuất tập trung được không?
Pháp luật
Đất trồng lúa chuyển sang trồng lúa kết hợp với nuôi ếch thì độ sâu tối đa quy định là bao nhiêu?
Pháp luật
Đất trồng lúa là gì? Người được nhà nước giao, cho thuê đất phi nông nghiệp từ đất trồng lúa có phải nộp tiền không?
Pháp luật
Gây ô nhiễm đất trồng lúa là gì? Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa có được gây ô nhiễm đất không?
Pháp luật
Gây thoái hóa đất trồng lúa là gì? Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa có được gây thoái hóa đất trồng lúa không?
Pháp luật
Hồ sơ chuyển nhượng đất đối với đất trồng lúa của hộ gia đình cần có những loại giấy tờ nào theo quy định pháp luật hiện nay?
Pháp luật
Chuyển mục đích từ đất trồng lúa sang đất ở có phải đóng tiền bảo vệ phát triển đất trồng lúa không? Mức thu là bao nhiêu?
Pháp luật
Hồ sơ xin chuyển từ đất trồng lúa sang đất trồng dừa thì bao gồm những gì? Và tiền sử dụng đất được tính như thế nào?
Pháp luật
Có được sử dụng tiếp đất trồng lúa khi hết hạn mà không gia hạn? Có được thừa kế đất nông nghiệp đã hết hạn sử dụng không?
Pháp luật
Điều kiện để nhận chuyển nhượng đất trồng lúa đối với cá nhân là gì? Nông dân đang trồng cây lâu năm thì có đủ điều kiện nhận chuyển nhượng đất trồng lúa hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đất trồng lúa
1,667 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đất trồng lúa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào