Từ năm 2020, hành vi đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy bị phạt bao nhiêu và có bị tạm giữ phương tiện không?

Cho tôi hỏi hành vi đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy có bị phạt không? Mức phạt bao nhiêu? Và có bị tạm giữ phương tiện không? Tôi có đứa con trai năm nay học lớp 11, vì hôm vừa rồi cháu có mượn chiếc xe máy (SH) của tôi đi chơi, trên đường đi cháu có đeo tai nhạc và bị công an tóm lại. Trường hợp này của cháu sẽ giải quyết như thế nào. Mong tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn.

Đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy có bị phạt không? Mức phạt theo quy định là bao nhiêu?

Đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy

Đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy

Căn cứ theo khoản 3 Điều 30 Văn bản hợp nhất 15/VBHN/VPQH 2019 Luật Giao thông đường bộ quy định về người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:

- Đi xe dàn hàng ngang;

- Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;

- Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;

- Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;

- Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

- Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông

Đồng thời, theo điểm h khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với người điều khiển xe máy và đeo tai nghe:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
h) Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.”

Như vậy, hành vi đeo tai nghe được coi là sử dụng thiết bị âm thanh khi đang điều khiển phương tiện giao thông nên có thể sẽ bị phạt với mức phạt từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Hình phạt bổ sung đối với hành vi đeo tai nghe khi điều khiển xe máy

Bên cạnh đó, tại điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về hình phạt bổ sung đối với hành vi đeo tai nghe khi điều khiển xe máy như sau:

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

- Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

Do đó, ngoài hình thức phạt tiền thì hành vi đeo tai nghe khi điều khiển xe máy còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy có bị tạm giữ phương tiện không?

Căn cứ khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:

“1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:
a) Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5;
b) Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;
c) Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;
d) Điểm q khoản 1; điểm e khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện), điểm g (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện) khoản 4 Điều 8;
đ) Khoản 9 Điều 11;
e) Điểm a, điểm b khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c khoản 6 Điều 16;
g) Điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 17;
h) Điểm b, điểm đ khoản 1; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 19;
i) Khoản 1; điểm a khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 21;
k) Điểm đ, điểm g, điểm h, điểm k khoản 5; điểm b, điểm e, điểm h khoản 8; điểm c, điểm i khoản 9; điểm b khoản 10 Điều 30;
l) Điểm b khoản 5 Điều 33.”

Như vậy, theo quy định trên, trường hợp đang điều khiển xe máy nhưng đeo tai nghe không thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Vì vậy trường hợp này không bị tạm giữ phương tiện.

Đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đeo tai nghe 1 bên khi đi xe máy có bị phạt không 2025? Lỗi đeo tai nghe khi lái xe máy phạt bao nhiêu tiền 2025?
Pháp luật
Từ năm 2020, hành vi đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy bị phạt bao nhiêu và có bị tạm giữ phương tiện không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy
1,487 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào