Từ chối cho khách là người chuyển giới thuê phòng khách sạn do thông tin trên căn cước công dân không khớp với thực tế thì có đúng quy định không?
- Không đem căn cước công dân có thể thuê phòng khách sạn, nhà nghỉ hay không?
- Cho khách hàng không đem theo giấy tờ tùy thân thuê phòng khách sạn mà không thông báo cho cơ quan Công an thì bị xử phạt thế nào?
- Từ chối cho khách là người chuyển giới thuê phòng khách sạn do thông tin trên căn cước công dân không khớp với thực tế thì có đúng quy định không?
Không đem căn cước công dân có thể thuê phòng khách sạn, nhà nghỉ hay không?
Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú được quy định tại Điều 44 Nghị định 96/2016/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú có trách nhiệm:
1. Ban hành nội quy quy định về công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc.
2. Kiểm tra giấy tờ tùy thân của khách lưu trú, gồm một trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu; Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú (đối với người nước ngoài); các loại giấy tờ có dán ảnh do các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam cấp.
Khi khách lưu trú không có giấy tờ tùy thân thì sau khi bố trí vào phòng nghỉ phải thông báo ngay cho Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an quản lý địa bàn.
3. Ghi đầy đủ thông tin của khách lưu trú vào sổ quản lý (hoặc nhập đầy đủ thông tin vào máy tính) trước khi cho khách vào phòng nghỉ.
...
Theo quy định khi cá nhân tới thuê phòng khách sạn hoặc nhà nghỉ thì cần phải xuất trình giấy tờ tùy thân để phía khách sạn, nhà nghỉ kiểm tra và ghi thông tin của khách hàng vào vào sổ quản lý (hoặc nhập đầy đủ thông tin vào máy tính) trước khi cho khách vào phòng nghỉ.
Các loại giấy tờ tùy thân mà cá nhân có thể xuất trình khi thuê phòng khách sạn, nhà nghỉ gồm:
(1) Giấy chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân;
(2) Hộ chiếu;
(3) Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú (đối với người nước ngoài);
(4) Các loại giấy tờ có dán ảnh do các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam cấp.
Như vậy, trong trường hợp không đem theo căn cước công dân thì cá nhân có thể sử dụng một trong những loại giấy tờ tùy thân vừa nêu để thay thế.
Trong trường hợp không có bất kỳ giấy tờ tùy thân nào thì cá nhân vẫn có thể thuê phòng khách sạn, nhà nghỉ. Tuy nhiên, cá nhân cần cung cấp đầy đủ thông tin cho cơ sở lưu trú để phía cơ sở thông báo ngay cho Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an quản lý địa bàn.
Từ chối cho khách là người chuyển giới thuê phòng khách sạn do thông tin trên căn cước công dân không khớp với thực tế thì có đúng quy định không? (Hình từ Internet)
Cho khách hàng không đem theo giấy tờ tùy thân thuê phòng khách sạn mà không thông báo cho cơ quan Công an thì bị xử phạt thế nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú như sau:
Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;
b) Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;
c) Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Theo đó, nếu cho khách hàng không đem theo giấy tờ tùy thân thuê phòng khách sạn mà không thông báo cho cơ quan Công an thì khách sạn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (gấp đôi mức phạt đối với cá nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).
Từ chối cho khách là người chuyển giới thuê phòng khách sạn do thông tin trên căn cước công dân không khớp với thực tế thì có đúng quy định không?
Như đã nêu ở trên thì khi có khách tới thuê phòng phía khách sạn sẽ kiểm tra căn cước công dân của khách hàng để ghi nhận thông tin vào số sổ quản lý hoặc nhập đầy đủ thông tin vào máy tính.
Theo khoản 1 Điều 9 Luật Căn cước công dân 2014 (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 37 Luật cư trú 2020) quy định thông tin trên thẻ căn cước như sau:
Thông tin về công dân được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
1. Nội dung thông tin được thu thập, cập nhật gồm:
a) Họ, chữ đệm và tên khai sinh;
b) Ngày, tháng, năm sinh;
c) Giới tính;
d) Nơi đăng ký khai sinh;
đ) Quê quán;
e) Dân tộc;
g) Tôn giáo;
h) Quốc tịch;
i) Tình trạng hôn nhân;
k) Nơi thường trú;
l) Nơi tạm trú;
m) Tình trạng khai báo tạm vắng;
n) Nơi ở hiện tại;
o) Quan hệ với chủ hộ;
p) Nhóm máu, khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó;
q) Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp;
r) Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình;
s) Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.
...
Khi tiếp nhận căn cước công dân từ khách thuê phòng thì phía khách sạn có thể sẽ ghi lại một số thông tin trên thẻ như:
(1) Họ, chữ đệm và tên khai sinh;
(2) Ngày, tháng, năm sinh;
(3) Giới tính;
(4) Quốc tịch;
(5) Nơi thường trú;
(6) Nơi tạm trú.
Trường hợp khách hàng tới thuê phòng khách sạn là người chuyển giới do thông tin về giới tính trên thẻ căn cước công dân và thực tế khác nhau nên nếu có sự cố liên quan đến nhóm khách hàng này sẽ khó có thể xử lý do vấn đề thông tin không khớp, phía khách sạn khó có thể xử lý.
Hiện tại pháp luật không quy định về việc cấm khách sạn, nhà nghỉ và các hình thức cơ sở lưu trú khác tiếp khách hàng là người chuyển giới....thực trạng việc không cho người chuyển giới thuê có thể là do quy định của một số cơ sở lưu trú. Việc khách sạn từ chối cho người chuyển giới thuê phòng không trái với quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, như có đề cập ở trên thì phía khách sạn vẫn có thể cho khách thuê phòng mà không cần căn cước công dân. Theo đó, phía khách sạn chỉ việc lấy thông tin khách hàng lưu lại trong số quản lý hoặc máy tính và thông báo đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an quản lý địa bàn.
Nếu làm như vậy khách sạn vừa có thể đảm bảo vấn đề về thông tin trên căn cước công dân và tình trạng thực tế của khách hàng là người chuyển giới không khớp nhau, vừa đảm bảo được vấn đề rà soát nếu có sự cố xảy ra vì đã có thông báo đến cơ quan Công an.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Truyện 18+ là gì? Viết truyện 18+ có bị coi là vi phạm pháp luật? Nếu có thì có bị phạt tù không?
- Trách nhiệm cá nhân với hạn chế tập thể tại Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm ghi như thế nào? Căn cứ kiểm điểm đảng viên?
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?