Truyền hình Quốc hội Việt Nam là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng Quốc hội có đúng không?
- Truyền hình Quốc hội Việt Nam là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng Quốc hội có đúng không?
- Số lượng cấp phó của người đứng đầu Truyền hình Quốc hội Việt Nam không quá bao nhiêu người trên một đơn vị?
- Các vụ, cục, đơn vị tương đương cấp vụ tham mưu, giúp việc chung thuộc Văn phòng Quốc hội quy định như thế nào?
Truyền hình Quốc hội Việt Nam là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng Quốc hội có đúng không?
Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng Quốc hội được quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị quyết 22/2022/UBTVQH15 như sau:
Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Quốc hội
1. Các vụ trực tiếp tham mưu, giúp việc Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội bao gồm:
a) Vụ Dân tộc;
b) Vụ Pháp luật;
c) Vụ Tư pháp;
d) Vụ Kinh tế;
đ) Vụ Tài chính, Ngân sách;
e) Vụ Quốc phòng và An ninh;
g) Vụ Văn hóa, Giáo dục;
h) Vụ Xã hội;
i) Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;
k) Vụ Đối ngoại.
2. Các vụ, đơn vị tương đương cấp vụ trực tiếp tham mưu, giúp việc các Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội bao gồm:
a) Vụ Dân nguyện;
b) Vụ Công tác đại biểu;
c) Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử.
3. Các vụ, cục, đơn vị tương đương cấp vụ tham mưu, giúp việc chung bao gồm:
a) Vụ Thư ký;
b) Vụ Tổng hợp;
c) Vụ Phục vụ hoạt động giám sát;
d) Vụ Tổ chức - Cán bộ;
đ) Vụ Hành chính.
Cơ cấu tổ chức bên trong của Vụ Hành chính có không quá 03 phòng;
e) Vụ Kế hoạch - Tài chính;
g) Vụ Thông tin;
h) Thư viện Quốc hội;
i) Vụ Tin học.
Cơ cấu tổ chức bên trong của Vụ Tin học có không quá 03 phòng và đơn vị tương đương cấp phòng;
k) Vụ Lễ tân và Hợp tác quốc tế.
Cơ cấu tổ chức bên trong của Vụ Lễ tân và Hợp tác quốc tế có không quá 03 phòng;
l) Cục Quản trị I.
Cơ cấu tổ chức bên trong của Cục Quản trị I có không quá 06 phòng, đơn vị tương đương cấp phòng và 01 đơn vị sự nghiệp công lập là Nhà Khách Quốc hội tại Hà Nội;
m) Cục Quản trị II.
Cơ cấu tổ chức bên trong của Cục Quản trị II có không quá 03 phòng, đơn vị tương đương cấp phòng và 01 đơn vị sự nghiệp công lập là Nhà khách Quốc hội tại Thành phố Hồ Chí Minh;
n) Cục Quản trị III.
Cơ cấu tổ chức bên trong của Cục Quản trị III có không quá 03 phòng, đơn vị tương đương cấp phòng và 01 đơn vị sự nghiệp công lập là Nhà Khách Quốc hội tại Đà Nẵng;
o) Văn phòng Đảng - Đoàn thể.
4. Các đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:
a) Báo Đại biểu Nhân dân.
Cơ cấu tổ chức bên trong của Báo Đại biểu Nhân dân có 06 Ban và đơn vị tương đương cấp Ban; có không quá 05 phòng thuộc Ban và đơn vị tương đương cấp Ban;
b) Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Cơ cấu tổ chức bên trong của Truyền hình Quốc hội Việt Nam có không quá 15 phòng và đơn vị tương đương cấp phòng.
Theo quy định nêu trên thì Truyền hình Quốc hội Việt Nam là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng Quốc hội.
Cơ cấu tổ chức bên trong của Truyền hình Quốc hội Việt Nam có không quá 15 phòng và đơn vị tương đương cấp phòng.
Số lượng cấp phó của người đứng đầu Truyền hình Quốc hội Việt Nam không quá bao nhiêu người trên một đơn vị?
Số lượng cấp phó của người đứng đầu Truyền hình Quốc hội Việt Nam không quá 03 người trên một đơn vị theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị quyết 22/2022/UBTVQH15 như sau:
Công tác chỉ đạo, điều hành
...
3. Vụ trưởng, cục trưởng, trưởng đơn vị tương đương cấp vụ, trưởng đơn vị sự nghiệp công lập điều hành công việc của vụ, cục, đơn vị mình. Giúp vụ trưởng, cục trưởng, trưởng đơn vị tương đương cấp vụ, trưởng đơn vị sự nghiệp công lập có một hoặc một số cấp phó theo chức năng, nhiệm vụ, phù hợp với thực tế, đặc điểm của vụ, cục, đơn vị.
Số lượng cấp phó của người đứng đầu vụ, cục, đơn vị tương đương cấp vụ bình quân không quá 03 người trên một đơn vị. Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội quyết định số lượng cụ thể đối với từng đơn vị sau khi xin ý kiến của Lãnh đạo Quốc hội.
Số lượng cấp phó của người đứng đầu Báo Đại biểu Nhân dân, Truyền hình Quốc hội Việt Nam không quá 03 người trên một đơn vị.
...
Theo đó, số lượng cấp phó của người đứng đầu Truyền hình Quốc hội Việt Nam không quá 03 người trên một đơn vị.
Truyền hình Quốc hội Việt Nam là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng Quốc hội có đúng không? (Hình từ Internet)
Các vụ, cục, đơn vị tương đương cấp vụ tham mưu, giúp việc chung thuộc Văn phòng Quốc hội quy định như thế nào?
Các vụ, cục, đơn vị tương đương cấp vụ tham mưu, giúp việc chung thuộc Văn phòng Quốc hội được quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị quyết 22/2022/UBTVQH15 như sau:
- Vụ Thư ký;
- Vụ Tổng hợp;
- Vụ Phục vụ hoạt động giám sát;
- Vụ Tổ chức - Cán bộ;
- Vụ Hành chính.
Cơ cấu tổ chức bên trong của Vụ Hành chính có không quá 03 phòng;
- Vụ Kế hoạch - Tài chính;
- Vụ Thông tin;
- Thư viện Quốc hội;
- Vụ Tin học.
Cơ cấu tổ chức bên trong của Vụ Tin học có không quá 03 phòng và đơn vị tương đương cấp phòng;
- Vụ Lễ tân và Hợp tác quốc tế.
Cơ cấu tổ chức bên trong của Vụ Lễ tân và Hợp tác quốc tế có không quá 03 phòng;
- Cục Quản trị I.
Cơ cấu tổ chức bên trong của Cục Quản trị I có không quá 06 phòng, đơn vị tương đương cấp phòng và 01 đơn vị sự nghiệp công lập là Nhà Khách Quốc hội tại Hà Nội;
- Cục Quản trị II.
Cơ cấu tổ chức bên trong của Cục Quản trị II có không quá 03 phòng, đơn vị tương đương cấp phòng và 01 đơn vị sự nghiệp công lập là Nhà khách Quốc hội tại Thành phố Hồ Chí Minh;
- Cục Quản trị III.
Cơ cấu tổ chức bên trong của Cục Quản trị III có không quá 03 phòng, đơn vị tương đương cấp phòng và 01 đơn vị sự nghiệp công lập là Nhà Khách Quốc hội tại Đà Nẵng;
- Văn phòng Đảng - Đoàn thể.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?