Truy cập, sử dụng căn cước điện tử qua tài khoản nào? Không sử dụng căn cước điện tử vào hoạt động, giao dịch nào khi sử dụng ứng dụng định danh?

Truy cập, sử dụng căn cước điện tử qua tài khoản nào? Công dân sử dụng ứng dụng định danh quốc gia không được sử dụng căn cước điện tử vào các hoạt động, giao dịch nào? Lịch sử về việc sử dụng căn cước điện tử được lưu trong hệ thống bao lâu?

Truy cập, sử dụng căn cước điện tử qua tài khoản nào?

Truy cập, sử dụng căn cước điện tử qua tài khoản nào thì căn cứ quy định tại Điều 3 Thông tư 17/2024/TT-BCA như sau:

Hình thức thể hiện căn cước điện tử
1. Căn cước điện tử được thể hiện dưới dạng hình ảnh thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước công dân còn hiệu lực và thông tin khác được lưu trữ, tích hợp vào căn cước điện tử được thể hiện dưới dạng ký tự. Căn cước điện tử được cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an tạo lập ký hiệu riêng để xác thực bảo đảm tính chính xác, toàn vẹn theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
2. Căn cước điện tử được truy cập, sử dụng thông qua tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng định danh quốc gia; được cập nhật đầy đủ, kịp thời thông tin có liên quan đến việc cấp, quản lý, tích hợp thông tin trên thẻ căn cước.

Như vậy, công dân có thể truy cập và sử dụng căn cước điện tử thông qua tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng định danh quốc gia.

Truy cập, sử dụng căn cước điện tử qua tài khoản nào? Không sử dụng căn cước điện tử vào hoạt động, giao dịch nào khi sử dụng ứng dụng định danh?

Truy cập, sử dụng căn cước điện tử qua tài khoản nào? Không sử dụng căn cước điện tử vào hoạt động, giao dịch nào khi sử dụng ứng dụng định danh? (Hình từ Internet)

Công dân sử dụng ứng dụng định danh quốc gia không được sử dụng căn cước điện tử vào các hoạt động, giao dịch nào?

Căn cứ quy định tại Điều 7 Thông tư 17/2024/TT-BCA về thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia như sau:

Thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng ứng dụng định danh quốc gia có trách nhiệm:
a) Cung cấp đầy đủ, chính xác dữ liệu về cơ quan, tổ chức, cá nhân khi đồng ý sử dụng ứng dụng định danh quốc gia;
b) Không sử dụng tài khoản định danh điện tử, căn cước điện tử vào hoạt động, giao dịch trái quy định của pháp luật, xâm phạm đến an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
c) Không được can thiệp trái phép vào hoạt động của ứng dụng định danh quốc gia;
d) Tuân thủ hướng dẫn sử dụng ứng dụng định danh quốc gia do cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an ban hành.
2. Cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an có trách nhiệm:
a) Áp dụng các biện pháp bảo mật, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp trong quá trình phát triển, quản lý ứng dụng định danh quốc gia theo quy định của pháp luật;
b) Chỉ sử dụng dữ liệu do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp khi sử dụng ứng dụng định danh quốc gia đúng với phạm vi, mục đích, chức năng, nhiệm vụ được giao;
c) Thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng ứng dụng định danh quốc gia biết về hoạt động liên quan tới xử lý dữ liệu của mình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Như vậy, công dân sử dụng ứng dụng định danh quốc gia không được sử dụng căn cước điện tử vào hoạt động, giao dịch trái quy định của pháp luật, xâm phạm đến an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

Ngoài ra, khi sử dụng ứng dụng định danh quốc gia, công dân còn có các trách nhiệm sau đây:

- Cung cấp đầy đủ, chính xác dữ liệu về cơ quan, tổ chức, cá nhân khi đồng ý sử dụng ứng dụng định danh quốc gia;

- Không được can thiệp trái phép vào hoạt động của ứng dụng định danh quốc gia;

- Tuân thủ hướng dẫn sử dụng ứng dụng định danh quốc gia do cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an ban hành.

Lịch sử về việc sử dụng căn cước điện tử được lưu trong hệ thống bao lâu?

Căn cứ quy định tại Điều 28 Nghị định 69/2024/NĐ-CP như sau:

Cấp căn cước điện tử
1. Căn cước điện tử được thể hiện dưới dạng một tính năng, tiện ích của Ứng dụng định danh quốc gia thông qua việc truy cập vào tài khoản định danh điện tử của công dân.
2. Căn cước điện tử được cấp cùng với việc cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02 cho công dân Việt Nam và thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 10 Nghị định này.
3. Việc sử dụng căn cước điện tử thông qua việc truy cập vào tài khoản định danh điện tử mức độ 02 của công dân có giá trị tương đương như việc sử dụng thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước còn hiệu lực trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác.
4. Căn cước điện tử được lưu trữ vĩnh viễn trong hệ thống định danh và xác thực điện tử. Thông tin lịch sử về việc sử dụng căn cước điện tử được lưu trữ trong hệ thống định danh và xác thực điện tử với thời hạn 05 năm kể từ thời điểm sử dụng.
5. Bộ trưởng Bộ Công an quy định hình thức thể hiện của căn cước điện tử trên Ứng dụng định danh quốc gia.

Như vậy, theo quy định, lịch sử về việc sử dụng căn cước điện tử được lưu trong hệ thống định danh và xác thực điện tử với thời hạn 05 năm kể từ thời điểm sử dụng.

TẢI VỀ Mẫu phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước

Căn cước điện tử Tải về trọn bộ các văn bản về Căn cước điện tử hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Căn cước điện tử là gì? Căn cước điện tử bị khóa trong trường hợp nào?
Pháp luật
Căn cước điện tử có bị khóa khi người được cấp căn cước điện tử bị thu hồi, bị giữ thẻ hay không?
Pháp luật
Truy cập, sử dụng căn cước điện tử qua tài khoản nào? Không sử dụng căn cước điện tử vào hoạt động, giao dịch nào khi sử dụng ứng dụng định danh?
Pháp luật
Căn cước điện tử được thể hiện dưới dạng nào? Có khóa căn cước điện tử của người bị giữ thẻ căn cước không?
Pháp luật
Những hành vi bị cấm đối với căn cước điện tử là gì? Căn cước điện tử được sử dụng để làm gì theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Có phải thông báo cho công dân khi khóa căn cước điện tử không? Yêu cầu mở khóa căn cước điện tử ở đâu?
Pháp luật
Hướng dẫn xem căn cước điện tử trên VNeID từ 01/7/2024? Được cấp bao nhiêu căn cước điện tử theo quy định?
Pháp luật
Mở khóa căn cước điện tử trong trường hợp nào? Thủ tục mở khóa căn cước điện tử thực hiện ở đâu?
Pháp luật
Hình thức thể hiện căn cước điện tử là gì? Giá trị sử dụng của căn cước điện tử như thế nào theo quy định?
Pháp luật
Thẻ căn cước và căn cước điện tử có sự khác nhau thì sử dụng thẻ nào để thực hiện giao dịch theo quy định?
Pháp luật
Giá trị sử dụng của căn cước điện tử như thế nào? Căn cước điện tử có những thông tin gì theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Căn cước điện tử
253 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Căn cước điện tử

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Căn cước điện tử

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào