Trưởng phòng Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự có thể tham mưu cho Cục trưởng Cục thi hành án dân sự những vấn đề nào?
- Trưởng phòng Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự có thể tham mưu cho Cục trưởng Cục thi hành án dân sự những vấn đề nào?
- Chấp hành viên cao cấp có được bổ nhiệm Trưởng phòng Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự hay không?
- Chấp hành viên cao cấp là gì theo quy định pháp luật hiện nay?
Trưởng phòng Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự có thể tham mưu cho Cục trưởng Cục thi hành án dân sự những vấn đề nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 02/2017/TT-BTP quy định về nhiệm vụ của Trưởng phòng Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự như sau:
Chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh Trưởng phòng Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự
1. Trưởng phòng Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự là người đứng đầu, có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự và trước pháp luật đối với các hoạt động của Phòng. Trưởng phòng Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
a) Tổ chức quản lý, chỉ đạo, điều hành công việc của Phòng;
b) Phân công công việc đối với các Phó Trưởng phòng và công chức thuộc Phòng; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ được giao đối với các công chức thuộc quyền quản lý;
c) Tổ chức phối hợp công tác với các phòng chuyên môn hoặc tương đương thuộc Cục, các Chi cục Thi hành án dân sự trên địa bàn;
d) Tham mưu cho Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự trong việc bảo đảm áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật trong hoạt động thi hành án dân sự; chỉ đạo hoạt động thi hành án dân sự đối với cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện; hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự cho Chấp hành viên, công chức khác của cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn; tổ chức thi hành bản án, quyết định thuộc thẩm quyền của Cục Thi hành án dân sự; tổ chức lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự;
đ) Tham mưu cho Cục trưởng phối hợp công tác với các cơ quan, ban, ngành hữu quan trong công tác thi hành án dân sự; tham mưu phối hợp với cơ quan Công an trong việc lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm chấp hành hình phạt tù và đặc xá cho người có nghĩa vụ thi hành án dân sự đang chấp hành hình phạt tù theo quy định của pháp luật;
e) Kiểm soát việc chấp hành và tuân thủ các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị đối với công chức thuộc Phòng trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Thủ trưởng đơn vị và theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, Trưởng phòng Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự có thể tham mưu cho Cục trưởng Cục thi hành án dân sự những vấn đề như:
- Việc bảo đảm áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật trong hoạt động thi hành án dân sự.
- Chỉ đạo hoạt động thi hành án dân sự đối với cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện;
- Hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự cho Chấp hành viên, công chức khác của cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn; tổ chức thi hành bản án, quyết định thuộc thẩm quyền của Cục Thi hành án dân sự;
- Tổ chức lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự;
- Tham mưu cho Cục trưởng phối hợp công tác với các cơ quan, ban, ngành hữu quan trong công tác thi hành án dân sự;
- Tham mưu phối hợp với cơ quan Công an trong việc lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm chấp hành hình phạt tù và đặc xá cho người có nghĩa vụ thi hành án dân sự đang chấp hành hình phạt tù theo quy định của pháp luật.
Trưởng phòng Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự có thể tham mưu cho Cục trưởng Cục thi hành án dân sự những vấn đề nào? (Hình từ Internet)
Chấp hành viên cao cấp có được bổ nhiệm Trưởng phòng Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Thông tư 02/2017/TT-BTP (sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 2 Thông tư 06/2021/TT-BTP) quy định về tiêu chuẩn đối với Trưởng phòng Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự như sau:
Chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh Trưởng phòng Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự
...
2. Tiêu chuẩn chức danh bao gồm:
a) Là Chấp hành viên trung cấp trở lên;
b) Tiêu chuẩn quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 Thông tư này;
c) Đã từng đảm nhiệm chức vụ Chi cục trưởng hoặc Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự.
...
Theo quy định thì công chức để được bổ nhiệm chức danh Trưởng phòng Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự thì phải giữ ngạch Chấp hành viên trung cấp trở lên.
Như vậy, đối với công chức đáng giữ ngạch Chấp hành viên cao cấp đã đáp ứng được một trong các tiêu chuẩn để được bổ nhiệm Trưởng phòng Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự.
Chấp hành viên cao cấp là gì theo quy định pháp luật hiện nay?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 03/2017/TT-BTP thì Chấp hành viên cao cấp là công chức có chuyên môn nghiệp vụ thi hành án dân sự, thi hành án hành chính cao nhất, trực tiếp tổ chức thi hành, đôn đốc thi hành những vụ việc thi hành án dân sự, thi hành án hành chính đặc biệt phức tạp, có liên quan đến các ngành, các cấp, các địa phương hoặc có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền của Cục Thi hành án dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên mới theo Hướng dẫn 05? Cách ghi giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên?
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?