Trưởng phòng nhân sự có thể đảm nhận vị trí Phó chủ tịch Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp hay không?
Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp sẽ do ai thành lập?
Căn cứ theo Điều 170 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc thành lập Công đoàn cơ sở như sau:
"Điều 170. Quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
1. Người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn.
2. Người lao động trong doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định tại các điều 172, 173 và 174 của Bộ luật này.
..."
Theo Điều 172 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc thành lập Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp như sau:
"Điều 172. Thành lập, gia nhập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp
1. Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký.
Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp tổ chức và hoạt động phải bảo đảm nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều lệ; tự nguyện, tự quản, dân chủ, minh bạch;
...
3. Trường hợp tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp gia nhập Công đoàn Việt Nam thì thực hiện theo quy định của Luật Công đoàn.
..."
Như vậy việc thành lập Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp sẽ do người lao động thành lập khi có nhu cầu. Việc thành lập và hoạt động của Công đoàn tại doanh nghiệp phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký.
Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp tổ chức và hoạt động phải bảo đảm nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều lệ; tự nguyện, tự quản, dân chủ, minh bạch.
Trưởng phòng nhân sự có thể đảm nhận vị trí Phó chủ tịch Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp hay không?
Việc thành lập Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp là việc tự nguyện hay bắt buộc phải thành lập?
Căn cứ Điều 5 Luật Công đoàn 2012 quy định về quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn như sau:
"Điều 5. Quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn
1. Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
2. Trình tự, thủ tục thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam."
Bên cạnh đó tại Điều 6 Luật Công đoàn 2012 quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn như sau:
"Điều 6. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn
1. Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
2. Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước."
Từ quy định trên có thể thấy việc thành lập công đoàn tại doanh nghiệp dựa trên ý chí tự nguyện của người lao động, người sử dụng lao động đóng vai trò hỗ trợ cho người lao động thành lập công đoàn.
Trưởng phòng nhân sự có thể đảm nhận vị trí Phó chủ tịch Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp hay không?
Căn cứ mục 3.2 Mục 3 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 quy định về đối tượng không được kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam như sau:
"3. Đối tượng và điều kiện gia nhập Công đoàn Việt Nam theo Điều 1 Điều lệ Công đoàn Việt Nam
...
3.2. Đối tượng không kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam
a. Người nước ngoài lao động tại Việt Nam;
b. Người lao động làm công tác quản lý trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, bao gồm: Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, chủ tịch hội đồng thành viên, thành viên hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại điều lệ công ty;
c. Hiệu trưởng, viện trưởng; phó hiệu trưởng, phó viện trưởng được ủy quyền quản lý đơn vị hoặc ký hợp đồng lao động trong đơn vị sự nghiệp ngoài khu vực nhà nước.
d. Xã viên trong các hợp tác xã nông nghiệp;
đ. Người đang trong thời gian chấp hành các hình phạt tù theo quyết định của tòa án;
..."
Trong quy định nêu trên thì người lao động làm công tác quản lý trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, bao gồm: Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, chủ tịch hội đồng thành viên, thành viên hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại điều lệ công ty không được phép kết nạp vào công đoàn.
Trường hợp trưởng phòng nhân sự nếu được ủy quyền quản lý doanh nghiệp hoặc ký kết hợp đồng lao động thì sẽ thuộc đối tượng không được kết nạp vào công đoàn. Do đó, nếu rơi vào trường hợp trên thì không thể làm phó chủ tịch công đoàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?