Trường phổ thông dân tộc bán trú có những công trình gì để phục vụ cho quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng học sinh bán trú?
- Trường phổ thông dân tộc bán trú có phải trường chuyên biệt không? Trường phổ thông dân tộc bán trú thực hiện những nhiệm vụ gì?
- Tên trường và biển tên trường phổ thông dân tộc bán trú được ghi như thế nào?
- Để phục vụ cho quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng học sinh bán trú của trường phổ thông dân tộc bán trú có những công trình gì?
Trường phổ thông dân tộc bán trú có phải trường chuyên biệt không? Trường phổ thông dân tộc bán trú thực hiện những nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú Ban hành kèm theo Thông tư 24/2010/TT-BGDĐT quy định như sau:
Trường phổ thông dân tộc bán trú và học sinh bán trú
1. Trường PTDTBT là trường chuyên biệt, được Nhà nước thành lập cho con em các dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này. Trường PTDTBT có số lượng học sinh bán trú theo quy định.
2. Học sinh bán trú là học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, được cấp có thẩm quyền cho phép ở lại trường để học tập trong tuần, do không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày.
Tại Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú Ban hành kèm theo Thông tư 24/2010/TT-BGDĐT quy định như sau:
Nhiệm vụ của trường phổ thông dân tộc bán trú
Trường PTDTBT thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều lệ trường phổ thông và các nhiệm vụ sau:
1. Hằng năm đề xuất chỉ tiêu, lập kế hoạch và tham gia xét duyệt học sinh bán trú;
2. Giáo dục học sinh về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc;
3. Tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục, lao động, văn hóa thể thao và tổ chức nuôi dưỡng phù hợp với học sinh bán trú.
Theo đó, trường phổ thông dân tộc bán trú là trường chuyên biệt, được Nhà nước thành lập cho con em các dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này.
Trường phổ thông dân tộc bán trú có số lượng học sinh bán trú theo quy định.
Trường phổ thông dân tộc bán trú thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều lệ trường phổ thông và các nhiệm vụ sau:
- Hằng năm đề xuất chỉ tiêu, lập kế hoạch và tham gia xét duyệt học sinh bán trú;
- Giáo dục học sinh về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc;
- Tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục, lao động, văn hóa thể thao và tổ chức nuôi dưỡng phù hợp với học sinh bán trú.
Trường phổ thông dân tộc bán trú có những công trình gì để phục vụ cho quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng học sinh bán trú? (Hình từ Internet)
Tên trường và biển tên trường phổ thông dân tộc bán trú được ghi như thế nào?
Tên trường và biển tên trường phổ thông dân tộc bán trú được theo quy định tại Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ ngày 18/03/2023) như sau:
Tên trường, biển tên trường
1. Tên trường được quy định như sau: Trường phổ thông dân tộc bán trú + cấp học (tiểu học; trung học cơ sở; tiểu học và trung học cơ sở) + tên riêng của trường.
2. Tên trường được ghi trên quyết định thành lập trường, con dấu của trường, biển tên trường và giấy tờ giao dịch.
3. Biển tên trường ghi những nội dung sau:
a) Góc phía trên bên trái:
- Dòng thứ nhất: Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) và tên huyện;
- Dòng thứ hai: Phòng Giáo dục và Đào tạo.
b) Ở giữa ghi tên trường theo quy định tại khoản 1 của Điều này. Đối với trường PTDTBT tiểu học, trường PTDTBT tiểu học và trung học cơ sở có điểm trường, tên điểm trường ghi dưới tên trường.
c) Dưới cùng ghi địa chỉ, số điện thoại, email, website (nếu có) của nhà trường.
Như vậy, tên trường và biển tên trường phổ thông dân tộc bán trú được ghi như sau:
Trường phổ thông dân tộc bán trú + cấp học (tiểu học; trung học cơ sở; tiểu học và trung học cơ sở) + tên riêng của trường.
Biển tên trường ghi những nội dung sau:
- Góc phía trên bên trái:
+ Dòng thứ nhất: Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) và tên huyện;
+ Dòng thứ hai: Phòng Giáo dục và Đào tạo.
- Ở giữa ghi tên trường theo quy định tại khoản 1 của Điều này. Đối với trường PTDTBT tiểu học, trường PTDTBT tiểu học và trung học cơ sở có điểm trường, tên điểm trường ghi dưới tên trường.
- Dưới cùng ghi địa chỉ, số điện thoại, email, website (nếu có) của nhà trường.
Trước đây, căn cứ theo Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú Ban hành kèm theo Thông tư 24/2010/TT-BGDĐT (Hết hiệu lực từ ngày 18/03/2023), được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 30/2015/TT BGDĐT quy định như sau:
Tên trường, biển tên trường
1. Tên trường được quy định như sau: Trường phổ thông dân tộc bán trú + cấp học + tên riêng của trường.
2. Tên trường được ghi trên quyết định thành lập trường, biển tên trường, con dấu và giấy tờ giao dịch.
3. Biển tên trường ghi những nội dung sau:
a) Góc phía trên bên trái:
Dòng thứ nhất: Ủy ban nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố) trực thuộc tỉnh và tên huyện (quận, thị xã, thành phố) thuộc tỉnh;
Dòng thứ hai: Phòng giáo dục và đào tạo.
b) Ở giữa ghi tên trường theo quy định tại khoản 1 của Điều này.
c) Dưới cùng là địa chỉ, số điện thoại của trường.
Theo quy định trên, tên trường được quy định như sau: Trường phổ thông dân tộc bán trú + cấp học + tên riêng của trường.
Tên trường được ghi trên quyết định thành lập trường, biển tên trường, con dấu và giấy tờ giao dịch.
Biển tên trường ghi những nội dung sau:
- Góc phía trên bên trái:
Dòng thứ nhất: Ủy ban nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố) trực thuộc tỉnh và tên huyện (quận, thị xã, thành phố) thuộc tỉnh;
Dòng thứ hai: Phòng giáo dục và đào tạo.
- Ở giữa ghi tên trường theo quy định trên.
- Dưới cùng là địa chỉ, số điện thoại của trường.
Để phục vụ cho quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng học sinh bán trú của trường phổ thông dân tộc bán trú có những công trình gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú Ban hành kèm theo Thông tư 24/2010/TT-BGDĐT, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 30/2015/TT BGDĐT quy định như sau:
Cơ sở vật chất và thiết bị của trường PTDTBT
Trường PTDTBT có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường phổ thông, ngoài ra còn có:
1. Cơ sở vật chất đảm bảo cho việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
2. Các công trình phục vụ cho quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng học sinh bán trú: Phòng trực nội trú, nhà ở nội trú; nhà bếp, nhà ăn, nhà tắm; công trình vệ sinh, nước sạch và các trang thiết bị kèm theo công trình.
3. Các dụng cụ, thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí cho học sinh bán trú.
Theo đó, trường phổ thông dân tộc bán trú có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường phổ thông, ngoài ra còn có:
- Cơ sở vật chất đảm bảo cho việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
- Các công trình phục vụ cho quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng học sinh bán trú: Phòng trực nội trú, nhà ở nội trú; nhà bếp, nhà ăn, nhà tắm; công trình vệ sinh, nước sạch và các trang thiết bị kèm theo công trình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?