Trường Nghiệp vụ Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế có phải đơn vị sự nghiệp không? Nhiệm vụ của Trường là gì?
Trường Nghiệp vụ Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế có phải đơn vị sự nghiệp không?
Theo quy định tại Điều 1 Quyết định 2157/QĐ-BTC năm 2018 về vị trí và chức năng như sau:
Vị trí và chức năng
1. Trường Nghiệp vụ Thuế là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục thuế, có nhiệm vụ giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, viên chức trong hệ thống thuế; cung cấp các dịch vụ, tư vấn về đào tạo bồi dưỡng liên quan đến lĩnh vực thuế cho tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
2. Trường Nghiệp vụ Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, Trường Nghiệp vụ Thuế là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục thuế, có nhiệm vụ giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, viên chức trong hệ thống thuế.
Đồng thời cung cấp các dịch vụ, tư vấn về đào tạo bồi dưỡng liên quan đến lĩnh vực thuế cho tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Trường Nghiệp vụ Thuế (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Trường Nghiệp vụ Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế là gì?
Theo Điều 2 Quyết định 2157/QĐ-BTC năm 2018 quy định về nhiệm vụ như sau:
Nhiệm vụ
1. Xây dựng chiến lược phát triển Trường Nghiệp vụ Thuế trong tổng thể chiến lược phát triển ngành thuế trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế để báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định.
2. Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế kế hoạch biên soạn, phát hành giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về thuế.
3. Xây dựng đội ngũ giảng viên, giảng viên kiêm chức của hệ thống thuế.
4. Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho công chức, viên chức hệ thống thuế.
5. Tổ chức kỳ thi cấp Chứng chỉ hành nghề đại lý thuế theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức thuế theo quy định của pháp luật.
7. Tổ chức nghiên cứu khoa học về lĩnh vực thuế.
8. Cung cấp các dịch vụ, tư vấn về đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức liên quan đến lĩnh vực thuế cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
9. Tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác của Trường.
10. Quản lý công chức, viên chức, người lao động và quản lý tài chính, tài sản theo quy định của nhà nước và của Tổng cục Thuế.
11. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế giao.
Theo đó, Trường Nghiệp vụ Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 2 nêu trên.
Trong đó có nhiệm vụ xây dựng chiến lược phát triển Trường Nghiệp vụ Thuế trong tổng thể chiến lược phát triển ngành thuế trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế để báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định.
Trường Nghiệp vụ Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế có những quyền hạn nào?
Theo quy định tại Điều 3 Quyết định 2157/QĐ-BTC năm 2018 về quyền hạn như sau:
Quyền hạn
1. Được đề nghị các đơn vị, cá nhân cung cấp văn bản, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
2. Ký các văn bản hướng dẫn, giải thích, trả lời hoặc giải quyết các mối quan hệ công tác thuộc lĩnh vực quản lý của Trường.
3. Được liên kết, hợp tác với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức thuế và cung cấp các dịch vụ, tư vấn về lĩnh vực thuế phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.
4. Cấp chứng chỉ cho học viên đã qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng do Trường tổ chức theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Trường Nghiệp vụ Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế có những quyền hạn được quy định tại Điều 3 nêu trên.
Lãnh đạo Trường Nghiệp vụ Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế gồm những ai?
Căn cứ Điều 5 Quyết định 2157/QĐ-BTC năm 2018 quy định về lãnh đạo như sau:
Lãnh đạo
1. Trường Nghiệp vụ Thuế có Giám đốc và không quá 03 Phó giám đốc.
Giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trường Nghiệp vụ Thuế; Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc, Phó Giám đốc và các chức danh lãnh đạo khác của Trường Nghiệp vụ Thuế thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.
Như vậy, lãnh đạo Trường Nghiệp vụ Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế gồm Giám đốc và không quá 03 Phó giám đốc.
Trong đó, Giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trường Nghiệp vụ Thuế.
Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?