Trường hợp Tòa án ra quyết định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên thì ai sẽ là người trông nom con chưa thành niên?
- Cha dùng tài sản của con để đánh bạc thì có thuộc trường hợp bị hạn chế quyền cha mẹ đối với con chưa thành niên hay không?
- Con chưa thành niên có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha mẹ hay không?
- Trường hợp Tòa án ra quyết định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên thì ai sẽ là người trông nom nuôi dưỡng?
- Những người nào có thể trở thành người giám hộ của con chưa thành niên?
Cha dùng tài sản của con để đánh bạc thì có thuộc trường hợp bị hạn chế quyền cha mẹ đối với con chưa thành niên hay không?
Căn cứ Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên như sau:
"Điều 85. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:
a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
b) Phá tán tài sản của con;
c) Có lối sống đồi trụy;
d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này."
Theo quy định trên thì trường hợp cha bạn dùng tài sản của hai chị em cho việc đánh bạc mà không chăm sóc cả hai theo nghĩa vụ mà cha mẹ cần thực hiện thuộc trường hợp có thể yêu cầu hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên.
Trường hợp Tòa án ra quyết định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên thì ai sẽ là người trông nom con chưa thành niên?
Con chưa thành niên có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha mẹ hay không?
Căn cứ Điều 86 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về người có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên như sau:
"Điều 86. Người có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
1. Cha, mẹ, người giám hộ của con chưa thành niên, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện cha, mẹ có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên."
Như vậy, nếu bạn có muốn hạn chế quyền của cha mình thì cần phải nhờ người thân thích đứng ra yêu cầu Tòa án hoặc nhờ cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em hay Hội liên hiệp phụ nữ yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên.
Trường hợp Tòa án ra quyết định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên thì ai sẽ là người trông nom nuôi dưỡng?
Căn cứ Điều 87 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về hậu quả pháp lý của việc cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên như sau:
"Điều 87. Hậu quả pháp lý của việc cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên
1. Trong trường hợp cha hoặc mẹ bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì người kia thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con.
2. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con và quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên được giao cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự và Luật này trong các trường hợp sau đây:
a) Cha và mẹ đều bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên;
b) Một bên cha, mẹ không bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên nhưng không đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với con;
c) Một bên cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên và chưa xác định được bên cha, mẹ còn lại của con chưa thành niên.
3. Cha, mẹ đã bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con."
Như vậy, trường hợp của bạn, vì mẹ bạn đã mất nên khi Tòa án ra quyết định hạn chế quyền của cha bạn thì việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con và quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên sẽ được Tòa án giao cho người giám hộ.
Những người nào có thể trở thành người giám hộ của con chưa thành niên?
Căn cứ Điều 52 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người giám hộ như sau:
"Điều 52. Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật này được xác định theo thứ tự sau đây:
1. Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.
2. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.
3. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ."
Từ quy định trên thì người giám hộ trong trường hợp của bạn sẽ là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại của chị em bạn.
Trường hợp không còn ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?