Trường hợp thương thảo hợp đồng không thành công đối với gói thầu dịch vụ tư vấn theo hình thức đấu thầu rộng rãi mà nhà thầu là tổ chức thì giải quyết ra sao?
- Việc thương thảo hợp đồng đối với gói thầu dịch vụ tư vấn theo hình thức đấu thầu rộng rãi mà nhà thầu là tổ chức dựa trên cơ sở nào?
- Nội dung thương thảo hợp đồng đối với gói thầu dịch vụ tư vấn theo hình thức đấu thầu rộng rãi mà nhà thầu gồm những nội dung gì?
- Trường hợp thương thảo hợp đồng đối với gói thầu dịch vụ tư vấn không thành công thì giải quyết ra sao?
Việc thương thảo hợp đồng đối với gói thầu dịch vụ tư vấn theo hình thức đấu thầu rộng rãi mà nhà thầu là tổ chức dựa trên cơ sở nào?
Căn cứ Điều 40 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về cơ sở thương thảo hợp đồng như sau:
Thương thảo hợp đồng
1. Việc thương thảo hợp đồng phải dựa trên các cơ sở quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 19 của Nghị định này.
2. Nguyên tắc thương thảo hợp đồng:
Không tiến hành thương thảo đối với các nội dung mà nhà thầu đã đề xuất theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
...
Theo quy định trên thì đối với gói thầu tư vấn dịch vụ theo hình thức đấu thầu rộng rãi mà nhà thầu là tổ chức thì việc thương thảo hợp đồng được thực hiện dựa trên cơ sở theo Điều 19 Nghị định 63/2014/NĐ-CP như sau:
(1) Nhà thầu xếp hạng thứ nhất được mời đến thương thảo hợp đồng. Trường hợp nhà thầu được mời đến thương thảo hợp đồng nhưng không đến thương thảo hoặc từ chối thương thảo hợp đồng thì nhà thầu sẽ không được nhận lại bảo đảm dự thầu.
(2) Việc thương thảo hợp đồng phải dựa trên cơ sở sau đây:
- Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu;
- Hồ sơ dự thầu và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu (nếu có) của nhà thầu;
- Hồ sơ mời thầu.
Bên cạnh đó, khi tiến hành thương thảo hợp đồng cần lưu ý không tiến hành thương thảo đối với các nội dung mà nhà thầu đã đề xuất theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
Trường hợp thương thảo hợp đồng không thành công đối với gói thầu dịch vụ tư vấn theo hình thức đấu thầu rộng rãi mà nhà thầu là tổ chức thì giải quyết ra sao? (Hình từ Internet)
Nội dung thương thảo hợp đồng đối với gói thầu dịch vụ tư vấn theo hình thức đấu thầu rộng rãi mà nhà thầu gồm những nội dung gì?
Căn cứ Điều 40 Nghị định 63/2014/NĐ-CP thì nội dung thương thảo hợp đồng bao gồm:
(1) Thương thảo về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất giữa hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu, giữa các nội dung khác nhau trong hồ sơ dự thầu có thể dẫn đến các phát sinh, tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng;
(2) Thương thảo về các sai lệch do nhà thầu đã phát hiện và đề xuất trong hồ sơ dự thầu (nếu có), bao gồm cả các đề xuất thay đổi hoặc phương án thay thế của nhà thầu nếu trong hồ sơ mời thầu có quy định cho phép nhà thầu chào phương án thay thế;
(3) Thương thảo về nhân sự đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp:
Trong quá trình thương thảo, nhà thầu không được thay đổi nhân sự chủ chốt đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu để đảm nhiệm các vị trí chủ nhiệm thiết kế, chủ nhiệm khảo sát (đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp có yêu cầu nhà thầu phải thực hiện một hoặc hai bước thiết kế trước khi thi công), vị trí chỉ huy trưởng công trường.
Trừ trường hợp do thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu kéo dài hơn so với quy định hoặc vì lý do bất khả kháng mà các vị trí nhân sự chủ chốt do nhà thầu đã đề xuất không thể tham gia thực hiện hợp đồng.
Trong trường hợp đó, nhà thầu được quyền thay đổi nhân sự khác nhưng phải bảo đảm nhân sự dự kiến thay thế có trình độ, kinh nghiệm và năng lực tương đương hoặc cao hơn với nhân sự đã đề xuất và nhà thầu không được thay đổi giá dự thầu;
(4) Thương thảo về các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà thầu (nếu có) nhằm mục tiêu hoàn thiện các nội dung chi tiết của gói thầu;
(5) Thương thảo về các nội dung cần thiết khác.
Trường hợp thương thảo hợp đồng đối với gói thầu dịch vụ tư vấn không thành công thì giải quyết ra sao?
Căn cứ Điều 40 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về trường hợp thương thảo hợp đồng không thành công như sau:
Thương thảo hợp đồng
...
4. Trong quá trình thương thảo hợp đồng, các bên tham gia thương thảo tiến hành hoàn thiện dự thảo văn bản hợp đồng; điều kiện cụ thể của hợp đồng, phụ lục hợp đồng gồm danh mục chi tiết về phạm vi công việc, biểu giá, tiến độ thực hiện (nếu có).
5. Trường hợp thương thảo không thành công, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào thương thảo; trường hợp thương thảo với các nhà thầu xếp hạng tiếp theo không thành công thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định hủy thầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 của Luật Đấu thầu.
Theo đó, nếu thương thảo hợp đồng đối với gói thầu dịch vụ tư vấn không thành công thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào thương thảo.
Trường hợp thương thảo với các nhà thầu xếp hạng tiếp theo không thành công thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định hủy thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Đấu thầu 2013.
Tổng hợp trọn bộ các quy định về Đấu thầu mới nhất hiện nay Tải
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?