Trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm do người chồng không có tinh trùng thì bác sĩ phải tư vấn những nội dung gì trước khi thực hiện?
Trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm do người chồng không có tinh trùng thì bác sĩ phải tư vấn những nội dung gì trước khi thực hiện?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 57/2015/TT-BYT, đối với trường hợp phải thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm do người chồng không có tinh trùng thì trước khi thực hiện vợ chồng chị sẽ được tư vấn những nội dung sau đây:
- Người chồng sẽ được sinh thiết tinh hoàn hoặc chọc hút mào tinh để xác định có tinh trùng hay không, nếu có, có thể tiến hành làm thụ tinh trong ống nghiệm với tinh trùng của người chồng;
- Giải thích quy trình thu thập tinh trùng bằng thủ thuật (sinh thiết mô tinh hoàn hoặc chọc hút từ mào tinh), thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm bằng phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI);
- Tư vấn về tỷ lệ thành công, chi phí;
- Tư vấn về tai biến có thể xảy ra;
- Trong trường hợp không lấy được tinh trùng có thể phải sử dụng mẫu tinh trùng của người cho;
- Tính di truyền của đứa con sinh ra trong trường hợp phải xin mẫu tinh trùng.
Thụ tinh trong ống nghiệm (Hình từ Internet)
Để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm thì cần phải chuẩn bị những giấy tờ gì?
Tại Điều 11 Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm như sau:
Hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
1. Cặp vợ chồng vô sinh hoặc phụ nữ độc thân gửi hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện các kỹ thuật này, gồm:
a) Đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Hồ sơ khám xác định vô sinh của phụ nữ độc thân hoặc cặp vợ chồng đứng tên trong đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải có kế hoạch điều trị cho cặp vợ chồng vô sinh hoặc phụ nữ độc thân. Trường hợp không thể thực hiện được kỹ thuật này và không thể có kế hoạch điều trị phải trả lời bằng văn bản, đồng thời nêu rõ lý do.
Theo đó, để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm thì vợ chồng anh chị cần phải gửi hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện các kỹ thuật này, hồ sơ gồm có những giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
tại;
- Hồ sơ khám xác định vô sinh của cặp vợ chồng đứng tên trong đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
Quy trình lấy tinh trùng bằng thủ thuật được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 16 Thông tư 57/2015/TT-BYT thì việc lấy tinh trùng bằng thủ thuật được hiểu là kỹ thuật chọc hút tinh trùng từ mào tinh hoặc sinh thiết mô tinh hoàn để lấy tinh trùng cho thụ tinh với noãn bằng kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn cho các trường hợp không có tinh trùng trong tinh dịch hoặc không xuất tinh được.
Quy trình lấy tinh trùng bằng thủ thuật được thực hiện như sau:
- Gây mê toàn thân hoặc gây tê tại chỗ;
- Lau sạch cơ quan sinh dục và vùng xung quanh bằng nước muối sinh lý;
- Cố định mào tinh (nếu chọc hút mào tinh) hoặc cố định tinh hoàn;
- Chọc hút mào tinh hoặc tinh hoàn hoặc sinh thiết tinh hoàn;
- Tìm tinh trùng trong mẫu bệnh phẩm chọc hút hoặc mô sinh thiết;
- Chuẩn bị tinh trùng từ mẫu bệnh phẩm hoặc phân tách tinh trùng từ mô tinh hoàn;
- Hướng dẫn chăm sóc sau thủ thuật.
Lưu ý: Người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải đáp ứng được những tiêu chuẩn sức khỏe được quy định tại Điều 3 Thông tư 57/2015/TT-BYT, cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn sức khỏe của người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
1. Không đang mắc bệnh lý mà không đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai, sinh con; không đang mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV, bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, B; không bị bệnh di truyền có ảnh hưởng đến tính mạng và sự phát triển của trẻ khi sinh ra; không bị mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
2. Người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải có kết luận bằng văn bản của người đứng đầu cơ sở được phép thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm xác định đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?
- Mẫu Quyết định khen thưởng nhân viên xuất sắc dịp Tết cuối năm? Tải về Mẫu Quyết định khen thưởng?
- Từ năm 2025, rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông, người lái xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?
- Mẫu Biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc tách công ty mới nhất? Tải về file word mẫu biên bản họp?
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?