Trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã? Có bắt buộc hợp tác xã phải giải thể khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã không?
- Hợp tác xã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã trong trường hợp nào?
- Có bắt buộc hợp tác xã phải giải thể khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã không?
- Thành viên của hợp tác xã có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực khi có quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã không?
Hợp tác xã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã trong trường hợp nào?
Theo Điều 103 Luật Hợp tác xã 2023 thì hợp tác xã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hợp tác xã là giả mạo;
- Ngừng hoạt động trên 12 tháng mà không thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;
- Sau 12 tháng mà hợp tác xã không gửi báo cáo về việc tuân thủ theo quy định của Luật Hợp tác xã 2023 theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh;
- Không đáp ứng điều kiện số lượng thành viên tối thiểu của hợp tác xã trong 12 tháng liên tục;
- Không đáp ứng điều kiện số lượng thành viên tối đa là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Hợp tác xã 2023 trong 06 tháng liên tục;
- Không đáp ứng điều kiện vốn góp tối đa của thành viên hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã 2023 trong 12 tháng liên tục;
- Không tổ chức Đại hội thành viên thường niên trong 18 tháng liên tục kể từ thời điểm tổ chức Đại hội thành viên gần nhất, trừ trường hợp bất khả kháng;
- Theo quyết định của Tòa án hoặc đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của luật có liên quan.
Trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã? Có bắt buộc hợp tác xã phải giải thể khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã không? (Hình từ Internet)
Có bắt buộc hợp tác xã phải giải thể khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 97 Luật Hợp tác xã 2023 về các trường hợp giải thể hợp tác xã như sau:
Các trường hợp giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện thủ tục giải thể theo một trong hai trường hợp sau đây:
a) Giải thể tự nguyện theo nghị quyết Đại hội thành viên;
b) Giải thể bắt buộc theo quyết định của Toà án hoặc khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, trừ trường hợp luật khác có quy định khác.
2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người đại diện theo pháp luật, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) và người giữ chức danh có liên quan trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về giải thể tại Luật này.
Căn cứ theo quy định trên thì hợp tác xã phải giải thể bắt buộc theo quyết định của Toà án hoặc khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, trừ trường hợp luật khác có quy định khác.
Tuy nhiên, việc giải thể sẽ chỉ được thực hiện khi hợp tác xã đã thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác, và không đang trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài.
Ngoài ra, người đại diện theo pháp luật và các thành viên liên quan sẽ phải cùng chịu trách nhiệm liên đới về các khoản nợ của hợp tác xã và chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại phát sinh từ việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về giải thể.
Thành viên của hợp tác xã có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực khi có quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 100 Luật Hợp tác xã 2023 về các hành vi bị nghiêm cấm khi giải thể hợp tác xã như sau:
Các hành vi bị cấm khi giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Kể từ khi có nghị quyết giải thể, quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc quyết định giải thể của Tòa án, người đại diện theo pháp luật, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên khác của Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), thành viên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị cấm thực hiện các hành vi sau đây:
a) Cất giấu, tẩu tán tài sản;
b) Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;
c) Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
d) Ký kết hợp đồng mới, trừ trường hợp để thực hiện giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
đ) Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;
e) Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;
g) Huy động vốn dưới mọi hình thức.
...
Như vậy, khi có quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, thì thành viên của hợp tác xã không được phép chấm dứt thực hiện các hợp đồng đã có hiệu lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?
- Mẫu quyết định đánh giá xếp loại lại tổ chức đảng, đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25? Tải mẫu về?