Trường hợp thay đổi diện tích ao nuôi thủy sản nuôi chủ lực có phải thực hiện đăng ký lại không?
- Cơ sở nuôi trồng thủy sản có bắt buộc phải đăng ký đối với đối tượng thủy sản nuôi chủ lực không?
- Trường hợp thay đổi diện tích ao nuôi thủy sản nuôi chủ lực có phải thực hiện đăng ký lại không?
- Hồ sơ đăng ký lại nuôi trồng đối tượng thủy sản nuôi chủ lực gồm những gì?
- Thời hạn cấp Giấy xác nhận nuôi trồng đối tượng thủy sản nuôi chủ lực trong trường hợp đăng ký lại là bao lâu?
Cơ sở nuôi trồng thủy sản có bắt buộc phải đăng ký đối với đối tượng thủy sản nuôi chủ lực không?
Căn cứ Điều 38 Luật Thủy sản 2017 quy định như sau:
Điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản
1. Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản phải tuân thủ quy định về sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;
b) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với đối tượng và hình thức nuôi;
c) Đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thú y và an toàn lao động;
d) Đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm;
đ) Phải đăng ký đối với hình thức nuôi trồng thủy sản lồng bè và đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
2. Cơ sở nuôi trồng thủy sản dùng làm cảnh, giải trí, mỹ nghệ, mỹ phẩm phải tuân theo quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều này.
3. Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản trên biển phải lập dự án nuôi trồng thủy sản và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản, trừ đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 44 của Luật này.
4. Thủ tướng Chính phủ quy định đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
5. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản; thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản; thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục đăng ký đối với hình thức nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực; nội dung, trình tự, thủ tục cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển.
Theo đó, ngoài đáp ứng các điều kiện kể trên, để đủ điều kiện hoạt động cơ sở nuôi trồng thủy sản bắt buộc phải đăng ký đối với đối tượng thủy sản nuôi chủ lực nếu nuôi loài thủy sản này.
Cơ sở nuôi trồng thủy sản (hình từ Internet)
Trường hợp thay đổi diện tích ao nuôi thủy sản nuôi chủ lực có phải thực hiện đăng ký lại không?
Căn cứ khoản 5 Điều 36 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực
...
5. Đăng ký lại nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực khi thuộc một trong các trường hợp sau: giấy xác nhận đăng ký bị mất; bị rách; thay đổi chủ cơ sở nuôi; thay đổi diện tích ao nuôi; thay đổi đối tượng nuôi; thay đổi mục đích sử dụng.
Như vậy, trong trường hợp thay đổi diện tích ao nuôi thủy sản chủ lực cơ sở nuôi trồng thủy sản phải thực hiện đăng ký lại theo trình tự, thủ tục do luật định.
Hồ sơ đăng ký lại nuôi trồng đối tượng thủy sản nuôi chủ lực gồm những gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 36 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực
...
3. Hồ sơ đăng ký lại bao gồm:
a) Đơn đăng ký lại theo Mẫu số 27.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính giấy xác nhận đăng ký đã được cấp (trừ trường hợp bị mất);
c) Trường hợp có sự thay đổi chủ cơ sở nuôi phải có giấy tờ chứng minh; thay đổi diện tích ao nuôi, mục đích sử dụng phải có sơ đồ mặt bằng vị trí ao/lồng nuôi có xác nhận của chủ cơ sở.
Theo đó, hồ sơ đăng ký lại nuôi trồng đối tượng thủy sản nuôi chủ lực bao gồm:
- Đơn đăng ký lại theo Mẫu số 27.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP; Tải về
- Bản chính giấy xác nhận đăng ký đã được cấp (trừ trường hợp bị mất);
- Nếu có sự thay đổi chủ cơ sở nuôi phải có giấy tờ chứng minh; thay đổi diện tích ao nuôi, mục đích sử dụng phải có sơ đồ mặt bằng vị trí ao/lồng nuôi có xác nhận của chủ cơ sở.
Thời hạn cấp Giấy xác nhận nuôi trồng đối tượng thủy sản nuôi chủ lực trong trường hợp đăng ký lại là bao lâu?
Căn cứ khoản 4 Điều 36 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực
...
4. Trình tự đăng ký, đăng ký lại nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực bao gồm:
a) Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh xem xét, cấp Giấy xác nhận theo Mẫu số 28.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, thời hạn cấp Giấy xác nhận nuôi trồng đối tượng thủy sản nuôi chủ lực trong trường hợp đăng ký lại cũng tương tự với trường hợp đăng ký lần đầu là 05 ngày làm việc (không kể ngày nghỉ, lễ, Tết), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?