Trường hợp nhận thông tin báo cháy tại nơi không thuộc địa bàn được phân công thì xử lý như thế nào?
- Bộ phận tiếp nhận và xử lý thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn gồm những đơn vị nào?
- Cán bộ công an sau khi tiếp nhận thông tin báo cháy có phải liên hệ với cơ quan y tế để phối hợp thực hiện công tác chữa cháy, cứu hộ hay không?
- Trường hợp nhận thông tin báo cháy tại nơi không thuộc địa bàn được phân công thì xử lý như thế nào?
Bộ phận tiếp nhận và xử lý thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn gồm những đơn vị nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 140/2020/TT-BCA quy định về việc tiếp nhận thông tin báo cháy như sau:
Tiếp nhận thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn
1. Bộ phận tiếp nhận và xử lý thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn gồm: Trung tâm thông tin chỉ huy 114; bộ phận tiếp nhận và xử lý thông tin của các đơn vị cấp Đội thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết gọn là Công an cấp huyện).
2. Thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn được tiếp nhận: Qua số điện thoại 114; số điện thoại của các đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố hoặc do người dân trực tiếp đến báo.
3. Nội dung thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn cần tiếp nhận:
a) Họ, tên, số điện thoại hoặc địa chỉ của người báo cháy, sự cố, tai nạn;
b) Địa chỉ, thời gian xảy ra cháy, sự cố, tai nạn;
c) Loại hình xảy ra cháy, sự cố, tai nạn; quy mô đám cháy, sự cố, tai nạn; số lượng, tình trạng người bị mắc kẹt trong đám cháy, sự cố, tai nạn; nguy cơ cháy lan và các thông tin khác liên quan đến đám cháy, sự cố, tai nạn.
Từ quy định trên thì bộ phận tiếp nhận và xử lý thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn gồm:
-Trung tâm thông tin chỉ huy 114;
- Bộ phận tiếp nhận và xử lý thông tin của các đơn vị cấp Đội thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết gọn là Công an cấp huyện).
Trường hợp nhận thông tin báo cháy tại nơi không thuộc địa bàn được phân công thì xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Cán bộ công an sau khi tiếp nhận thông tin báo cháy có phải liên hệ với cơ quan y tế để phối hợp thực hiện công tác chữa cháy, cứu hộ hay không?
Căn cứ khoản 3 Điều 5 Thông tư 140/2020/TT-BCA quy định về nhiệm vụ của cán bộ công an tiếp nhận thông tin báo cháy như sau:
Xử lý thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn
...
3. Nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ trực tại bộ phận tiếp nhận và xử lý thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn sau khi đã điều động lực lượng, phương tiện của đơn vị đi chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ:
a) Kiểm tra, đánh giá tính xác thực của thông tin nhận được và cập nhật những thông tin mới có liên quan đến đám cháy, sự cố, tai nạn để kịp thời thông báo cho lực lượng đang đến đám cháy, sự cố, tai nạn; đồng thời báo cáo và nhận lệnh từ trực chỉ huy đơn vị;
b) Thông báo cho cơ quan, tổ chức, đơn vị sau: Cơ quan y tế để cấp cứu người bị nạn (nếu có); cơ quan điện lực để ngừng cung cấp điện nơi xảy ra cháy, sự cố, tai nạn; đơn vị cấp nước để phục vụ chữa cháy (nếu có); Công an cấp huyện, Công an xã, phường, thị trấn (sau đây viết gọn là Công an cấp xã) nơi xảy ra cháy, sự cố, tai nạn và các đơn vị nghiệp vụ có liên quan để tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, bảo đảm an ninh, trật tự, điều tiết giao thông, bảo vệ hiện trường và điều tra nguyên nhân vụ cháy, sự cố, tai nạn; cơ quan, đơn vị khác có trách nhiệm tham gia, hỗ trợ công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt khi có lệnh của người chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (sau đây gọi chung là người chỉ huy);
c) Ghi chép đầy đủ nội dung thông tin nhận được vào số tiếp nhận thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; tổng hợp tình hình và chuyển trực ban đơn vị để báo cáo thông tin vụ việc cho cơ quan cấp trên theo quy định;
d) Báo cáo Trung tâm thông tin chỉ huy 114 trong trường hợp bộ phận tiếp nhận và xử lý thông tin của các đơn vị cấp Đội thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và Công an cấp huyện trực tiếp nhận được thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn.
...
Theo quy định thì cán bộ công an tiếp nhận thông tin báo cháy cần liên hệ với các cơ quan, tổ chức, đơn vị sau:
- Cơ quan y tế để cấp cứu người bị nạn (nếu có);
- Cơ quan điện lực để ngừng cung cấp điện nơi xảy ra cháy, sự cố, tai nạn; đơn vị cấp nước để phục vụ chữa cháy (nếu có);
- Công an cấp xã nơi xảy ra cháy, sự cố, tai nạn;
- Các đơn vị nghiệp vụ có liên quan để tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, bảo đảm an ninh, trật tự, điều tiết giao thông, bảo vệ hiện trường và điều tra nguyên nhân vụ cháy, sự cố, tai nạn;
- Cơ quan, đơn vị khác có trách nhiệm tham gia, hỗ trợ công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt khi có lệnh của người chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Như vậy, tùy vào từng trường hợp mà người báo cháy gọi tới có xảy ra thiệt hại về người hay không mà cán bộ công an tiếp nhận thông tin báo cháy sẽ liên hệ với cơ quan y tế để cấp cứu người bị tai nạn.
Trường hợp nhận thông tin báo cháy tại nơi không thuộc địa bàn được phân công thì xử lý như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 5 Thông tư 140/2020/TT-BCA quy định về trường hợp tiếp nhận thông tin báo cháy ngoài địa bàn được phân công như sau:
Xử lý thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn
...
4. Trường hợp thông tin về vụ cháy, sự cố, tai nạn không thuộc phạm vi địa bàn được phân công thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, cán bộ, chiến sĩ trực tại bộ phận tiếp nhận và xử lý thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn có trách nhiệm nhanh chóng thông báo thông tin tiếp nhận được cho đơn vị được phân công thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ để thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; đồng thời, báo cáo chỉ huy đơn vị để điều động lực lượng, phương tiện đi chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nếu khoảng cách từ nơi xảy ra cháy, sự cố, tai nạn đến đơn vị ngắn hơn đơn vị được phân công thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc sẵn sàng tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khi có yêu cầu chi viện, hỗ trợ.
Như vậy, trường hợp cán bộ công an tại đơn vị tiếp nhận thông tin báo cháy không thuộc phạm vi địa bàn được phân công thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thì cần nhanh chóng thông báo thông tin tiếp nhận được cho đơn vị được phân công thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ để thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Ngoài ra, phải báo cáo chỉ huy đơn vị để điều động lực lượng, phương tiện đi chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nếu khoảng cách từ nơi xảy ra cháy, sự cố, tai nạn đến đơn vị ngắn hơn đơn vị được phân công thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc sẵn sàng tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khi có yêu cầu chi viện, hỗ trợ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?
- Nghiêm cấm thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nào theo quy định pháp luật ngoại thương?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là gì? Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở gồm các tổ chức nào?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?