Trường hợp nguồn vốn của Quỹ Tích lũy trả nợ không đủ trả nợ thay đối tượng được bảo lãnh thì được xử lý ra sao?
Trường hợp nào được ứng vốn từ Quỹ Tích lũy trả nợ để trả nợ thay đối tượng được bảo lãnh?
Trường hợp nào được ứng vốn từ Quỹ Tích lũy trả nợ để trả nợ thay đối tượng được bảo lãnh? (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 92/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Ứng trả nợ thay cho đối tượng được bảo lãnh
1. Việc ứng vốn từ Quỹ để trả nợ thay đối tượng được bảo lãnh trong trường hợp đối tượng được bảo lãnh gặp khó khăn tạm thời hoặc dài hạn, không có khả năng thực hiện nghĩa vụ nợ đến hạn của khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh được thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại Nghị định của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ.
….
Theo đó, căn cứ trên quy định việc ứng vốn từ Quỹ Tích lũy trả nợ để trả nợ thay đối tượng được bảo lãnh được thực hiện trong trường hợp sau:
Đối tượng được bảo lãnh gặp khó khăn tạm thời hoặc dài hạn, không có khả năng thực hiện nghĩa vụ nợ đến hạn của khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh được thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại Nghị định của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ.
Đối tượng được bảo lãnh được ứng vốn trả nợ thay từ Quỹ Tích lũy trả nợ cần đáp ứng yêu cầu gì?
Theo khoản 2, 3 và khoản 4 Điều 12 Nghị định 92/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Ứng trả nợ thay cho đối tượng được bảo lãnh
…
2. Đối tượng được bảo lãnh, công ty mẹ (nếu có) phải ký hợp đồng vay bắt buộc với Cơ quan quản lý Quỹ theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.
3. Đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ nợ đến hạn cho Quỹ theo đúng các điều kiện tại Hợp đồng ứng vốn đã ký với Bộ Tài chính. Trường hợp, người nhận ứng vốn chỉ hoàn trả được một phần nghĩa vụ nợ đến hạn, thứ tự ưu tiên trừ nợ thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 10 của Nghị định này.
4. Trong thời gian vay bắt buộc của Quỹ, đối tượng được bảo lãnh phải thực hiện đầy đủ các quy định của Nghị định về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ.
5. Trường hợp đối tượng được bảo lãnh gặp khó khăn, không có khả năng thực hiện thanh toán các nghĩa vụ nợ đến hạn với Quỹ, căn cứ vào quyết định của cấp có thẩm quyền về việc khoanh nợ, giãn nợ cho đối tượng được bảo lãnh, Cơ quan quản lý Quỹ thực hiện ký hợp đồng hoặc thỏa thuận với đối tượng được bảo lãnh về việc khoanh nợ, giãn nợ.
Theo đó, yêu cầu đối với đối tượng được bảo lãnh được ứng vốn từ Quỹ Tích lũy trả nợ cần đảm bảo như sau:
+ Phải ký hợp đồng vay bắt buộc với Cơ quan quản lý Quỹ theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.
+ Có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ nợ đến hạn cho Quỹ theo đúng các điều kiện tại Hợp đồng ứng vốn đã ký với Bộ Tài chính.
Trường hợp, người nhận ứng vốn chỉ hoàn trả được một phần nghĩa vụ nợ đến hạn, thứ tự ưu tiên trừ nợ thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 10 Nghị định 92/2018/NĐ-CP.
+ Trong thời gian vay bắt buộc của Quỹ, đối tượng được bảo lãnh phải thực hiện đầy đủ các quy định của Nghị định về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ.
Trường hợp nguồn vốn của Quỹ không đủ trả nợ thay đối tượng được bảo lãnh thì được xử lý ra sao?
Theo Điều 18 Nghị định 92/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Quản lý rủi ro hoạt động của Quỹ
1. Trường hợp nguồn tiền của Quỹ không đủ thanh toán, chi trả, việc bù đắp thiếu hụt nguồn tạm thời được xử lý như sau:
a) Thu hồi trước hạn các khoản tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại.
b) Thu hồi các khoản ủy thác quản lý vốn.
c) Bán ra các trái phiếu chính phủ đang nắm giữ (nếu có).
2. Trong quá trình thực hiện các hoạt động của Quỹ, nếu gặp khó khăn trong việc thu hồi các khoản ứng vốn, Bộ Tài chính xây dựng phương án xử lý theo chế độ quy định. Trường hợp vượt thẩm quyền, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
3. Trường hợp Quỹ không đủ nguồn để chi trả nợ sau khi đã áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro theo quy định, Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo trình Chính phủ để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định theo quy định tại khoản 7 Điều 56 của Luật Quản lý nợ công.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định các biện pháp xử lý thiếu hụt nguồn của Quỹ quy định tại khoản 1 của Điều này.
Theo đó, trong trường hợp nguồn vốn của Quỹ không đủ trả nợ thay đối tượng được bảo lãnh thì được xử lý như sau:
- Thu hồi trước hạn các khoản tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại.
- Thu hồi các khoản ủy thác quản lý vốn.
- Bán ra các trái phiếu chính phủ đang nắm giữ (nếu có).
Trong quá trình thực hiện các hoạt động của Quỹ, nếu gặp khó khăn trong việc thu hồi các khoản ứng vốn, Bộ Tài chính xây dựng phương án xử lý theo chế độ quy định. Trường hợp vượt thẩm quyền, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
Lưu ý: Trường hợp Quỹ không đủ nguồn để chi trả nợ sau khi đã áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro theo quy định, Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo trình Chính phủ để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định theo quy định tại khoản 7 Điều 56 Luật Quản lý nợ công 2017, cụ thể:
Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tình hình thu, chi, nghĩa vụ trả nợ, nguyên nhân Quỹ tích lũy trả nợ không đủ nguồn để chi trả nợ, đề xuất phương án xử lý, trình Quốc hội xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?