Trường hợp người thi hành công vụ có lỗi gây thiệt hại chuyển sang cơ quan, tổ chức khác thì trách nhiệm thu tiền hoàn trả thuộc về cơ quan nào?
- Trường hợp người thi hành công vụ có lỗi gây thiệt hại chuyển sang cơ quan, tổ chức khác thì trách nhiệm thu tiền hoàn trả thuộc về cơ quan nào?
- Người thi hành công vụ có lỗi gây thiệt hại đã nghỉ hưu, nghỉ việc thì trách nhiệm thu tiền hoàn trả được quy định như thế nào?
- Trách nhiệm hoàn trả trong trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại chết được quy định thế nào?
Trường hợp người thi hành công vụ có lỗi gây thiệt hại chuyển sang cơ quan, tổ chức khác thì trách nhiệm thu tiền hoàn trả thuộc về cơ quan nào?
Căn cứ Điều 67 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về quyết định hoàn trả, quyết định giảm mức hoàn trả như sau:
Quyết định hoàn trả, quyết định giảm mức hoàn trả
1. Quyết định hoàn trả, quyết định giảm mức hoàn trả có hiệu lực kể từ ngày ký.
2. Trong trường hợp quyết định hoàn trả, quyết định giảm mức hoàn trả không phù hợp với quy định tại Điều 65 và Điều 66 của Luật này thì cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước kiến nghị Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại xem xét lại quyết định hoàn trả, quyết định giảm mức hoàn trả.
3. Căn cứ vào quyết định hoàn trả, quyết định giảm mức hoàn trả đã có hiệu lực pháp luật, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm thu số tiền phải hoàn trả và nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Điều 70 của Luật này.
Căn cứ Điều 70 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về trách nhiệm thu tiền hoàn trả trong trường hợp người thi hành công vụ chuyển sang cơ quan, tổ chức khác như sau:
Trách nhiệm thu tiền hoàn trả trong trường hợp người thi hành công vụ chuyển sang cơ quan, tổ chức khác
1. Cơ quan, tổ chức đang trực tiếp quản lý, sử dụng, trả lương cho người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm thu tiền hoàn trả theo quyết định hoàn trả.
2. Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm người đó gây ra thiệt hại có trách nhiệm yêu cầu cơ quan, tổ chức đang trực tiếp quản lý, sử dụng, trả lương cho người thi hành công vụ gây thiệt hại thu tiền hoàn trả theo quyết định hoàn trả và nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Theo đó, quyết định hoàn trả có hiệu lực kể từ ngày ký. Cơ quan, tổ chức đang trực tiếp quản lý, sử dụng, trả lương cho người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm thu tiền hoàn trả theo quyết định hoàn trả.
Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm người đó gây ra thiệt hại có trách nhiệm yêu cầu cơ quan, tổ chức đang trực tiếp quản lý, sử dụng, trả lương cho người thi hành công vụ gây thiệt hại thu tiền hoàn trả theo quyết định hoàn trả và nộp vào ngân sách nhà nước.
Trách nhiệm thu tiền hoàn trả (Hình từ Internet)
Người thi hành công vụ có lỗi gây thiệt hại đã nghỉ hưu, nghỉ việc thì trách nhiệm thu tiền hoàn trả được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 71 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về trách nhiệm thu tiền hoàn trả trong trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại đã nghỉ hưu, nghỉ việc như sau:
Trách nhiệm thu tiền hoàn trả trong trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại đã nghỉ hưu, nghỉ việc
1. Cơ quan Bảo hiểm xã hội đang trả lương hưu cho người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm thu tiền theo quyết định hoàn trả và nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.
2. Trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại đã nghỉ việc nhưng không hưởng lương hưu hoặc không làm việc tại cơ quan, tổ chức nào khác thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm người đó gây ra thiệt hại có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định hoàn trả theo quy định của pháp luật.
Theo đó, trong trường hợp người thi hành công vụ có lỗi gây thiệt hại đã nghỉ hưu thì cơ quan Bảo hiểm xã hội đang trả lương hưu cho người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm thu tiền theo quyết định hoàn trả và nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.
Trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại đã nghỉ việc nhưng không hưởng lương hưu hoặc không làm việc tại cơ quan, tổ chức nào khác thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm người đó gây ra thiệt hại có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định hoàn trả theo quy định pháp luật.
Trách nhiệm hoàn trả trong trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại chết được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 72 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về trách nhiệm hoàn trả trong trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại chết như sau:
Trách nhiệm hoàn trả trong trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại chết
Trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại chết thì quyết định hoàn trả chấm dứt hiệu lực tại thời điểm người đó chết.
Theo đó, trong trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại chết thì quyết định hoàn trả sẽ chấm dứt hiệu lực tại thời điểm người đó chết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư được tự thực hiện việc thiết kế xây dựng trong trường hợp nào theo quy định pháp luật?
- Mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng theo Hướng dẫn 05? Tải về và hướng dẫn cách ghi?
- Bài phát biểu chúc Tết Nguyên Đán 2025 ngắn gọn? Bài phát biểu chúc Tết của lãnh đạo 2025? Doanh nghiệp Thưởng Tết có bắt buộc không?
- Danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự vệ gồm những danh hiệu nào? Xét tặng danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự như thế nào?
- Ý nghĩa của ngày 23 tháng chạp? 23 tháng Chạp là ngày gì? Ngày 23 tháng chạp âm lịch là ngày gì?