Trường hợp người lao động muốn gửi lại sổ bảo hiểm xã hội cho công ty giữ giùm thì có trái với quy định pháp luật không?
Sổ bảo hiểm xã hội theo quy định pháp luật
Căn cứ Điều 96 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định sổ bảo hiểm xã hội như sau:
- Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
- Đến năm 2020, sổ bảo hiểm xã hội sẽ được thay thế bằng thẻ bảo hiểm xã hội.
- Chính phủ quy định trình tự, thủ tục tham gia và giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội bằng phương thức giao dịch điện tử.
Tải về mẫu sổ bảo hiểm xã hội mới nhất 2023: Tại Đây
Bảo hiểm xã hội
Hành vi nào bị nghiêm cấm khi tham gia bảo hiểm xã hội?
Căn cứ Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
- Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
- Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
- Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
- Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
- Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng pháp luật.
- Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động.
- Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
- Báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Trường hợp người lao động muốn gửi lại sổ bảo hiểm xã hội cho công ty giữ giùm thì có trái với quy định pháp luật không?
Tại khoản 2 Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
"Điều 18. Quyền của người lao động
1. Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
2. Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.
3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:
a) Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;
b) Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;
c) Thông qua người sử dụng lao động.
4. Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:
a) Đang hưởng lương hưu;
b) Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;
c) Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;
d) Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
5. Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật này và đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội.
6. Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.
7. Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội; định kỳ hằng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
8. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật."
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 19 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định trách nhiệm của người lao động:
"Điều 19. Trách nhiệm của người lao động
1. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
2. Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội.
3. Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội."
Theo đó, mục đích để người lao động giữ sổ bảo hiểm xã hội nhằm giúp người lao động nắm rõ được quá trình đóng bảo hiểm xã hội của mình, nếu sổ bảo hiểm xã hội có sai sót thì người lao động cũng kịp thời làm thủ tục chỉnh sửa và tạo điều kiện cho người lao động phần nào tự mình kiểm soát, quản lý được việc tham gia bảo hiểm xã hội của mình tại công ty; giảm thiểu rủi ro cho hoạt động quản lý sổ của bản thân doanh nghiệp và đồng thời tạo thuận lợi, tiết kiệm thời gian cho người lao động trong việc thực hiện, giải quyết các chế độ, quyền lợi bảo hiểm xã hội.
Tuy nhiên, trên thực tế doanh nghiệp gặp bất cập như người lao động không muốn giữ sổ hoặc trả lại nhờ Công ty giữ giùm. Do đó, nếu người sử dụng lao động trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động sau đó người lao động muốn người sử dụng lao động giữ giùm sổ bảo hiểm xã hội thì có thể làm giấy ủy quyền về việc này thì sẽ không trái với quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?