Trường hợp nào thì viên chức được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp công lập? Khi viên chức thôi việc thì sẽ được hưởng những chế độ trợ cấp gì?
Trường hợp nào thì viên chức được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp công lập?
Đối với viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn:
Theo khoản 5 Điều 29 Luật Viên chức 2010 quy định như sau:
Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:
a) Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc;
c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;
đ) Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;
e) Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.
Như vậy, viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp nêu trên.
Trường hợp nào thì viên chức được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp công lập? (Hình từ Internet)
Đối với viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn:
Theo khoản 4 Điều 29 Luật Viên chức 2010 như sau:
Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.
Như vậy, viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn khi muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày.
Trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.
Thời hạn báo trước khi viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 29 Luật Viên chức 2010 như sau:
Đối với viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn:
Viên chức phải thông báo bằng văn bản về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước trong khoảng thời gian như sau:
- Ít nhất 03 ngày đối với các trường hợp:
+ Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;
+ Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc;
+ Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;
+ Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;
+ Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.
- Ít nhất 30 ngày đối với trường hợp: Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng.
Đối với viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn:
Theo khoản 4 Điều 29 Luật Viên chức 2010, viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước khoảng thời gian sau:
- Ít nhất 03 ngày trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục;
- Ít nhất 45 ngày đối với các trường hợp còn lại.
Khi viên chức thôi việc thì sẽ được hưởng những chế độ trợ cấp gì?
Khi thôi việc, viên chức sẽ được hưởng chế độ thôi việc theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Viên chức 2010 (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) như sau:
Chế độ thôi việc
1. Viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm khi đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức, hết thời hạn của hợp đồng nhưng người sử dụng lao động không ký kết tiếp hợp đồng làm việc, viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng do ốm đau, bị tai nạn theo quy định tại khoản 4 Điều 29 hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 5 Điều 29 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Viên chức không được hưởng trợ cấp thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Bị buộc thôi việc;
+ Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà vi phạm quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 29 của Luật này;
+ Chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 5 Điều 28 của Luật này.
Theo đó, chế độ viên chức được hưởng bao gồm: trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất nghĩa trang có thuộc nhóm đất chưa sử dụng? Đất nghĩa trang được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế bằng hình thức nào?
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?