Trường hợp nào được điều chỉnh ranh giới khu kinh tế? Hồ sơ điều chỉnh ranh giới khu kinh tế gồm những loại giấy tờ gì?

Cho tôi hỏi trường hợp nào được điều chỉnh ranh giới khu kinh tế? Hồ sơ điều chỉnh ranh giới khu kinh tế gồm những loại giấy tờ gì? Mong được giải đáp. Đây là câu hỏi của Thị Oanh đến từ Đà Nẵng.

Điều chỉnh ranh giới khu kinh tế được hiểu như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 18 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định về điều chỉnh ranh giới khu kinh tế như sau:

Điều chỉnh ranh giới khu kinh tế là điều chỉnh ranh giới địa lý của khu kinh tế đã được thành lập trên cùng một địa bàn cấp xã hoặc từ địa bàn thuộc các cấp xã này sang địa bàn thuộc các cấp xã khác tương ứng trên cùng các địa bàn cấp huyện nhưng tổng quy mô diện tích của khu kinh tế không thay đổi quá 10% và không thay đổi các địa bàn cấp huyện.

Đối chiếu quy định trên, điều chỉnh ranh giới khu kinh tế được hiểu là điều chỉnh ranh giới địa lý của khu kinh tế đã được thành lập trên cùng một địa bàn cấp xã hoặc từ địa bàn thuộc các cấp xã này sang địa bàn thuộc các cấp xã khác tương ứng trên cùng các địa bàn cấp huyện nhưng tổng quy mô diện tích của khu kinh tế không thay đổi quá 10% và không thay đổi các địa bàn cấp huyện.

điều chỉnh ranh giới khu kinh tế

Điều chỉnh ranh giới khu kinh tế (Hình từ Internet)

Trường hợp nào được điều chỉnh ranh giới khu kinh tế?

Căn cứ khoản 2 Điều 18 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Điều chỉnh ranh giới khu kinh tế
...
2. Việc điều chỉnh ranh giới khu kinh tế được thực hiện nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Do thay đổi của quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch có liên quan làm ảnh hưởng đến phương hướng phát triển của khu kinh tế;
b) Giảm quy mô diện tích của khu kinh tế so với quy mô diện tích của khu kinh tế đã được thành lập;
c) Tăng quy mô diện tích của khu kinh tế so với quy mô diện tích của khu kinh tế đã được thành lập nhưng không quá 10% để bảo đảm không gian phát triển, tác động lan tỏa của các ngành, lĩnh vực được ưu tiên phát triển của khu kinh tế.

Như vậy, việc điều chỉnh ranh giới khu kinh tế được thực hiện nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Do thay đổi của quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch có liên quan làm ảnh hưởng đến phương hướng phát triển của khu kinh tế;

- Giảm quy mô diện tích của khu kinh tế so với quy mô diện tích của khu kinh tế đã được thành lập;

- Tăng quy mô diện tích của khu kinh tế so với quy mô diện tích của khu kinh tế đã được thành lập nhưng không quá 10% để bảo đảm không gian phát triển, tác động lan tỏa của các ngành, lĩnh vực được ưu tiên phát triển của khu kinh tế.

Hồ sơ điều chỉnh ranh giới khu kinh tế gồm những loại giấy tờ gì?

Căn cứ Điều 19 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định hồ sơ điều chỉnh ranh giới khu kinh tế bao gồm những loại giấy tờ như sau:

Hồ sơ điều chỉnh ranh giới khu kinh tế
1. Đề án điều chỉnh ranh giới khu kinh tế của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm các nội dung sau đây:
a) Căn cứ pháp lý, sự cần thiết và nội dung điều chỉnh ranh giới khu kinh tế;
b) Đánh giá hiện trạng xây dựng và phát triển khu kinh tế đã được thành lập;
c) Đánh giá và giải trình khả năng đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm b, điểm c, điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 14 và Điều 18 của Nghị định này (kèm theo các tài liệu có liên quan);
d) Dự kiến phương hướng phát triển của khu kinh tế sau khi điều chỉnh ranh giới gồm: mục tiêu phát triển, quy mô diện tích, tính chất, chức năng của khu kinh tế; phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực; định hướng phát triển không gian, các khu chức năng trong khu kinh tế; kế hoạch, lộ trình đầu tư xây dựng và phát triển khu kinh tế;
đ) Kiến nghị các giải pháp và tổ chức thực hiện;
e) Thể hiện phương án điều chỉnh ranh giới khu kinh tế trên bản đồ tỷ lệ 1:10.000 - 1:25.000.
2. Tờ trình Thủ tướng Chính phủ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị điều chỉnh ranh giới khu kinh tế.
3. Hồ sơ được lập thành 10 bộ, trong đó có ít nhất 02 bộ hồ sơ gốc (01 bộ hồ sơ gốc trình Thủ tướng Chính phủ) và 09 bộ hồ sơ nộp cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.

Như vậy, trường hợp bạn thắc mắc hồ sơ điều chỉnh ranh giới khu kinh tế bao gồm những loại giấy tờ sau đây:

- Đề án điều chỉnh ranh giới khu kinh tế của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm các nội dung nêu trên.

- Tờ trình Thủ tướng Chính phủ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị điều chỉnh ranh giới khu kinh tế.

- Hồ sơ được lập thành 10 bộ, trong đó có ít nhất 02 bộ hồ sơ gốc (01 bộ hồ sơ gốc trình Thủ tướng Chính phủ) và 09 bộ hồ sơ nộp cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.

Khu kinh tế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế có được công bố công khai không?
Pháp luật
Khu công nghiệp, khu kinh tế được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư nào? Việc đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư cho khu công nghiệp, khu kinh tế căn cứ vào yếu tố nào?
Pháp luật
Ban Chỉ đạo về phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp làm việc theo chế độ nào? Trưởng Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo về phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp là cơ quan nào? Thường trực Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Mẫu sổ theo dõi xe ô tô khu kinh tế tạm nhập tái xuất là mẫu nào? Sổ theo dõi gồm những thông tin gì?
Pháp luật
Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng trong khu kinh tế phải đáp ứng những yêu cầu gì về quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật ?
Pháp luật
Đất sử dụng cho khu kinh tế là đất gì? Thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh trong khu kinh tế là bao lâu?
Pháp luật
Điều kiện thành lập khu kinh tế theo Nghị định 35/2022/NĐ-CP? Hồ sơ thành lập khu kinh tế bao gồm những gì?
Pháp luật
Khu kinh tế chuyên biệt là gì? Khu kinh tế chuyên biệt được thành lập nếu đáp ứng các điều kiện nào?
Pháp luật
Hàng hóa nào được trao đổi mua bán tại chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu? Thời hạn cấp Giấy phép kinh doanh tại chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu là bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khu kinh tế
795 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khu kinh tế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào