Trường hợp nào bắt buộc phải thành lập Ban quản trị nhà chung cư? Đối tượng nào được khuyến khích tham gia Ban quản trị?

Trường hợp nào bắt buộc phải thành lập Ban quản trị nhà chung cư theo quy định mới? Đối tượng nào được khuyến khích tham gia Ban quản trị nhà chung cư? Ban quản trị nhà chung cư được hoạt động kể từ khi nào?

Trường hợp nào bắt buộc phải thành lập Ban quản trị nhà chung cư?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 146 Luật Nhà ở 2023 như sau:

Ban quản trị nhà chung cư
1. Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu hoặc nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu nhưng có dưới 20 căn hộ thì chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư thống nhất quyết định việc thành lập Ban quản trị nhà chung cư hoặc không thành lập Ban quản trị nhà chung cư. Trường hợp thành lập Ban quản trị nhà chung cư được thực hiện như sau:
a) Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu, thành phần Ban quản trị nhà chung cư bao gồm đại diện chủ sở hữu và người sử dụng nhà chung cư;
b) Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu, thành phần Ban quản trị nhà chung cư thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu và có từ 20 căn hộ trở lên phải thành lập Ban quản trị nhà chung cư. Thành phần Ban quản trị nhà chung cư bao gồm đại diện các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư nếu chủ sở hữu không tham dự, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở còn sở hữu diện tích trong nhà chung cư, trừ trường hợp chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở không cử đại diện tham gia Ban quản trị nhà chung cư.
...

Theo đó, nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu và có từ 20 căn hộ trở lên thì bắt buộc phải thành lập Ban quản trị nhà chung cư.

Ngoài ra, thành phần Ban quản trị nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu bao gồm:

- Đại diện các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư nếu chủ sở hữu không tham dự

- Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở còn sở hữu diện tích trong nhà chung cư, trừ trường hợp chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở không cử đại diện tham gia Ban quản trị nhà chung cư.

Trường hợp nào bắt buộc phải thành lập Ban quản trị nhà chung cư? Đối tượng nào được khuyến khích tham gia Ban quản trị?

Trường hợp nào bắt buộc phải thành lập Ban quản trị nhà chung cư? Đối tượng nào được khuyến khích tham gia Ban quản trị? (Hình từ Internet)

Đối tượng nào được khuyến khích tham gia Ban quản trị nhà chung cư?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 146 Luật Nhà ở 2023 như sau:

Ban quản trị nhà chung cư
...
4. Khuyến khích người có kinh nghiệm, kiến thức về xây dựng, kiến trúc, tài chính, pháp luật, phòng cháy, chữa cháy tham gia Ban quản trị nhà chung cư.
5. Việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Ban quản trị nhà chung cư; xác định số lượng thành viên Ban quản trị nhà chung cư; tách, nhập Ban quản trị nhà chung cư và hồ sơ, trình tự, thủ tục công nhận Ban quản trị nhà chung cư, cưỡng chế bàn giao hồ sơ nhà chung cư được thực hiện theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư.

Như vậy, người có kinh nghiệm, kiến thức về xây dựng, kiến trúc, tài chính, pháp luật, phòng cháy, chữa cháy được khuyến khích tham gia Ban quản trị nhà chung cư.

Ban quản trị nhà chung cư được hoạt động kể từ khi nào?

Căn cứ vào khoản 5 Điều 23 Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư 05/2024/TT-BXD có quy định như sau:

Thủ tục công nhận và thông báo hoạt động của Ban quản trị
...
4. Sau khi có quyết định công nhận Ban quản trị của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản trị được công nhận có trách nhiệm lập tài khoản hoạt động của Ban quản trị; trường hợp nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì Ban quản trị phải lập tài khoản quản lý kinh phí bảo trì phần sở hữu chung theo quy định của pháp luật về nhà ở, Quy chế này và đăng ký con dấu theo quy định của pháp luật về đăng ký quản lý con dấu (tên Ban quản trị khắc trên con dấu phải trùng với tên Ban quản trị đã được công nhận), trừ trường hợp Ban quản trị đã có con dấu và có tài khoản được lập theo quy định.
5. Ban quản trị có một chủ sở hữu được hoạt động kể từ khi được Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận. Ban quản trị có nhiều chủ sở hữu được hoạt động kể từ khi có con dấu được đăng ký theo quy định của pháp luật và có các tài khoản được lập theo quy định của Quy chế này.
Đối với Ban quản trị có nhiều chủ sở hữu đã có con dấu, có tài khoản được lập theo quy định mà không thuộc trường hợp đổi tên Ban quản trị thì phải có văn bản thông báo cho tổ chức tín dụng nơi đã mở tài khoản kèm theo bản sao có chứng thực quyết định công nhận Ban quản trị để thực hiện các giao dịch với tổ chức tín dụng theo quy định.
...

Như vậy, thời điểm Ban quản trị nhà chung cư được hoạt động như sau:

- Đối với Ban quản trị có một chủ sở hữu: Được hoạt động kể từ khi được Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận.

- Đối với Ban quản trị có nhiều chủ sở hữu: Được hoạt động kể từ khi có con dấu được đăng ký và có các tài khoản được lập.

Lưu ý: Đối với Ban quản trị có nhiều chủ sở hữu đã có con dấu, có tài khoản được lập theo quy định mà không thuộc trường hợp đổi tên Ban quản trị thì phải có văn bản thông báo cho tổ chức tín dụng nơi đã mở tài khoản kèm theo bản sao có chứng thực quyết định công nhận Ban quản trị để thực hiện các giao dịch với tổ chức tín dụng theo quy định.

Ban quản trị nhà chung cư
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Ai có thẩm quyền quyết định công nhận Ban quản trị nhà chung cư?
Pháp luật
Chế độ kế toán và thực hiện kê khai thuế đối với Ban quản trị nhà chung cư được quy định như thế nào?
Pháp luật
Nhà chung cư có bắt buộc phải thành lập Ban quản trị nhà chung cư không? Ban quản trị nhà chung cư có được hưởng thù lao không?
Pháp luật
Nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì có bắt buộc phải thành lập Ban quản trị nhà chung cư không? Ban quản trị nhà chung cư được tổ chức và hoạt động theo mô hình nào?
Pháp luật
Ban quản trị nhà chung cư được thành lập có tư cách pháp nhân hay không? Hồ sơ, thủ tục công nhận ban quản trị nhà chung cư được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Khi thành lập Ban quản trị nhà chung cư thì phải đảm bảo tiêu chuẩn Ban quản trị nhà chung cư như thế nào?
Pháp luật
Chung cư chỉ có 1 block gồm 55 căn hộ có một chủ sở hữu thì có cần lập Ban quản trị không? Số lượng thành viên ban quản trị nhà chung cư là bao nhiêu?
Pháp luật
Ban quản trị chung cư có thể sử dụng chi phí bảo trì nhà chung cư để bảo trì các hạng mục nào? Phải đóng bao nhiêu cho kinh phí bảo trì nhà chung cư?
Pháp luật
Ban quản trị nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu có được sử dụng kinh phí bảo trì để quản lý vận hành nhà chung cư không?
Pháp luật
Ban quản trị nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư theo quy chế nào?
Pháp luật
Ban quản trị nhà chung cư được thu chi kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư trong trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ban quản trị nhà chung cư
430 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ban quản trị nhà chung cư

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ban quản trị nhà chung cư

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào