Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hết hiệu lực thì hoạt động của dự án đầu tư có bị chấm dứt hay không?
Dự án đầu tư của công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài có phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không?
Theo khoản 1 Điều 37 Luật Đầu tư 2020 quy định các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm như sau:
- Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
- Dự án đầu tư có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh.
- Dự án đầu tư có tổ chức kinh tế là công ty hợp danh nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
- Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế là công ty hợp danh nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Lưu ý: Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Căn cứ quy định trên thì dự án đầu tư của công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư phải đảm bảo được những nội dung nào?
Theo Điều 40 Luật Đầu tư 2020 quy định Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư phải đảm bảo được những nội dung sau:
- Tên dự án đầu tư.
- Nhà đầu tư.
- Mã số dự án đầu tư.
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng.
- Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.
- Vốn đầu tư của dự án đầu tư (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động).
- Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.
- Tiến độ thực hiện dự án đầu tư
+ Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn;
+ Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư, trường hợp dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn thì phải quy định tiến độ thực hiện từng giai đoạn.
- Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).
- Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có).
Tải về mẫu Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới nhất 2023: Tại Đây
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Hình từ Internet)
Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hết hiệu lực thì hoạt động của dự án đầu tư có bị chấm dứt hay không?
Theo Điều 27 Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn khoản 1, khoản 2 Điều 44 Luật Đầu tư 2020 quy định về thời hạn hoạt động của dự án đầu tư như sau:
Điều 27. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư
1. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 44 Luật Đầu tư được tính từ ngày nhà đầu tư được cấp Quyết định chấp thuận nhà đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lần đầu. Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất thì thời hạn hoạt động của dự án được tính từ ngày nhà đầu tư được quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất, quyết định chuyển mục đích sử dụng đất. Trường hợp nhà đầu tư đã có quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất, quyết định chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chậm được bàn giao đất thì thời hạn hoạt động của dự án đầu tư được tính từ ngày bàn giao đất trên thực địa.
Căn cứ trên quy định thời hạn hoạt động của dự án đầu tư được tính từ ngày nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lần đầu.
Điều 44. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư
1. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm.
2. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư ngoài khu kinh tế không quá 50 năm. Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án đầu tư có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn hoạt động của dự án đầu tư có thể dài hơn nhưng không quá 70 năm.
3. Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng nhà đầu tư chậm được bàn giao đất thì thời gian Nhà nước chậm bàn giao đất không tính vào thời hạn hoạt động, tiến độ thực hiện của dự án đầu tư.
...
Như vậy, theo các quy định nêu trên thì thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thường được cấp theo thời hạn hoạt động của dự án đầu tư nhưng không quá 70 năm đối với dự án trong khu kinh tế và không quá 50 năm đối với dự án đầu tư ngoài khu kinh tế.
Theo điểm a khoản 1 Điều 48 Luật Đầu tư 2020 quy định các trường hợp nhà đầu tư chấm dứt hoạt động đầu tư, dự án đầu tư như sau:
Chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư
1. Nhà đầu tư chấm dứt hoạt động đầu tư, dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư;
b) Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp;
c) Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.
...
Theo đó, trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hết hiệu lực thì dự án đầu tư của nhà đầu tư có thể bị chấm dứt hoạt động. Nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký để kéo dài thời hạn thực hiện dự án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?
- Lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy 2025? Mức phạt lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy?
- Mẫu Nhật ký công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất? Nội dung nhật ký gồm những thông tin cơ bản nào?