Trường hợp có nhiều cơ sở gia công cho một sản phẩm thì có phải ghi tên của tất cả các đơn vị gia công đó lên nhãn hàng hóa hay không?
- Trường hợp có nhiều cơ sở gia công cho một sản phẩm thì có phải ghi tên của tất cả các đơn vị gia công đó lên nhãn hàng hóa hay không?
- Tên và địa chỉ của công ty chịu trách nhiệm về hàng hóa được ghi như thế nào trên nhãn hàng hóa?
- Trên nhãn hàng hóa có bắt buộc phải ghi định lượng hàng hóa hay không?
Trường hợp có nhiều cơ sở gia công cho một sản phẩm thì có phải ghi tên của tất cả các đơn vị gia công đó lên nhãn hàng hóa hay không?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 43/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP, cách ghi nhãn hàng hóa đối với tên của tổ chức chịu trách nhiệm về hàng hóa được quy định cụ thể như sau:
"Điều 12. Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa
1. Tên riêng của tổ chức, cá nhân và địa danh ghi trên nhãn hàng hóa không được viết tắt.
2. Hàng hóa được sản xuất trong nước thì ghi tên của tổ chức, cá nhân và địa chỉ cơ sở sản xuất hàng hóa đó.
a) Cơ sở sản xuất hàng hóa là thành viên trong một tổ chức như công ty, tổng công ty, tập đoàn, hiệp hội và các tổ chức khác thì có quyền ghi tên hoặc tên và địa chỉ và các nội dung khác của tổ chức đó trên nhãn khi được các tổ chức này cho phép.
b) Hàng hóa có cùng thương hiệu được sản xuất tại nhiều cơ sở sản xuất khác nhau, thì tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, được ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân đó trên nhãn hàng hóa nếu chất lượng của hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa do tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa đó công bố hoặc đăng ký lưu hành và phải bảo đảm truy xuất được nguồn gốc của hàng hóa.
3. Hàng hóa nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu trên nhãn hàng hóa.
Hàng hóa là trang thiết bị y tế được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên, địa chỉ của chủ sở hữu trang thiết bị y tế và tên, địa chỉ của chủ sở hữu số lưu hành. Trường hợp trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành thì ghi tên, địa chỉ của chủ sở hữu trang thiết bị y tế và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân trên giấy phép nhập khẩu
4. Hàng hóa của tổ chức, cá nhân làm đại lý bán hàng trực tiếp cho thương nhân nước ngoài nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân làm đại lý bán hàng hóa đó.
5. Hàng hóa được một tổ chức, cá nhân nhượng quyền về nhãn hàng hóa thì ngoài việc thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều này còn phải ghi thêm tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhượng quyền.
6. Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện lắp ráp, đóng gói, đóng chai thì trên nhãn phải ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân lắp ráp, đóng gói, đóng chai đó và phải ghi tên hoặc tên và địa chỉ, và các nội dung khác của tổ chức, cá nhân sản xuất ra hàng hóa trước khi lắp ráp, đóng gói, đóng chai khi được các tổ chức, cá nhân này cho phép."
Như vậy, trong trường hợp này, nếu các sản phẩm được thực hiện tại nhiều cơ sở gia công, đồng thời chất lượng của những sản phẩm đó phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa do công ty anh công bố hoặc lưu hành, cũng như đảm bảo truy xuất được nguồn gốc của sản phẩm.
Nếu đáp ứng các yêu cầu trên thì những sản phẩm này chỉ cần được ghi “Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa”, tức là tên và địa chỉ của công ty anh trên nhãn hàng hóa, không phải ghi tên của tất cả các cơ sở gia công.
Trường hợp có nhiều cơ sở gia công cho một sản phẩm thì có phải ghi tên của tất cả các đơn vị gia công đó lên nhãn hàng hóa hay không? (Nguồn ảnh: Internet)
Tên và địa chỉ của công ty chịu trách nhiệm về hàng hóa được ghi như thế nào trên nhãn hàng hóa?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 05/2019/TT-BKHCN, việc ghi tên và địa chỉ của tổ chức chịu trách nhiệm về hàng hóa trên nhãn hàng hóa được quy định như sau:
"Điều 6. Ghi tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa (khoản 1, khoản 3, khoản 6 Điều 12 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP)
1. Tên riêng của tổ chức, cá nhân và địa danh ghi trên nhãn hàng hóa không được viết tắt, từ chỉ đơn vị hành chính có thể viết tắt.
Ví dụ: “xã” là X; “phường” là P; “huyện” là H; “quận” là Q; “thành phố” là TP; “tỉnh” là T.
2. [...]
Hàng hóa được sản xuất tại nhiều cơ sở sản xuất khác nhau, có cùng thương hiệu thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu thương hiệu đó hoặc tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở Việt Nam trên nhãn hàng hóa nếu được chủ sở hữu thương hiệu đó cho phép, nhưng phải bảo đảm truy xuất được cơ sở sản xuất ra hàng hóa khi cần thiết và/hoặc khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền quản lý và ghi rõ xuất xứ hàng hóa trên nhãn hàng hóa.
[...]
4. Hàng hóa được lắp ráp hoàn chỉnh từ nhiều bộ phận, linh kiện mà các bộ phận, linh kiện này được nhập khẩu và/hoặc sản xuất tại nhiều cơ sở sản xuất khác nhau trong nước thì trên nhãn hàng hóa ghi rõ tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa lắp ráp hoàn chỉnh, địa chỉ lắp ráp và ghi rõ xuất xứ hàng hóa theo quy định của pháp luật về xác định xuất xứ hàng hóa."
Trên nhãn hàng hóa có bắt buộc phải ghi định lượng hàng hóa hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP có quy định những nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn hàng hóa trong trường hợp hàng hóa lưu thông tại Việt Nam gồm:
"Điều 10. Nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa
1. Nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt:
a) Tên hàng hóa;
b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
c) Xuất xứ hàng hóa.
Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này;
d) Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và quy định pháp luật liên quan.
Trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và chưa quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi các nội dung theo quy định tại điểm này.
Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trên nhãn hàng hóa, những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó."
Như vậy, tùy theo loại sản phẩm, hàng hóa mà công ty bạn sản xuất là gì thì bạn có thể đối chiếu với quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP, được thay thế bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 111/2021/NĐ-CP để xác định xem đối với sản phẩm thuộc nhóm hàng hóa đó thì nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn hàng hóa là gì.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?