Trường hợp bác sĩ không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng có bị cấm hành nghề hay không?
- Không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng thì có vi phạm pháp luật hay không?
- Trường hợp bác sĩ không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng có bị cấm hành nghề hay không?
- Hình phạt cấm hành nghề có được xem là hình phạt chính đối với người phạm tội không?
Không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng thì có vi phạm pháp luật hay không?
Trường hợp bác sĩ không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng có bị cấm hành nghề hay không? (Hình từ Internet)
Theo khoản 2, khoản 3 Điều 38 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:
Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông.
...
2. Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:
a) Bảo vệ hiện trường;
b) Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;
c) Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
d) Bảo vệ tài sản của người bị nạn;
đ) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
3. Người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu. Các xe được quyền ưu tiên, xe chở người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự không bắt buộc thực hiện quy định tại khoản này.
Căn cứ quy định trên thì việc đang tham gia giao thông mà thấy có tai nạn xảy ra và có người bị thương thì được xem là có mặt tại hiện trường nơi xảy ra tai nạn. Theo đó, những người này phải có trách nhiệm giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn; nếu chỉ đứng nhìn mà không cứu giúp thì có thể được xem là hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
Trường hợp bác sĩ không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng có bị cấm hành nghề hay không?
Theo Điều 132 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về “Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng” như sau:
Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.
3. Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Căn cứ trên quy định tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng sẽ bị xử lý như sau:
- Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
+ Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
+ Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.
- Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Ngoài ra, theo Điều 41 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó thì có thể gây nguy hại cho xã hội.
Thời hạn cấm là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì trường hợp bác sĩ bị kết án với tội danh không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng thì có thể bị cấm hành nghề từ 01 năm đến 05 năm khi xét thấy nếu để người bị kết án hành nghề thì có thể gây nguy hại cho xã hội.
Hình phạt cấm hành nghề có được xem là hình phạt chính đối với người phạm tội không?
Theo Điều 32 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Các hình phạt đối với người phạm tội
1. Hình phạt chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Cải tạo không giam giữ;
d) Trục xuất;
đ) Tù có thời hạn;
e) Tù chung thân;
g) Tử hình.
2. Hình phạt bổ sung bao gồm:
a) Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
b) Cấm cư trú;
c) Quản chế;
d) Tước một số quyền công dân;
đ) Tịch thu tài sản;
e) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;
g) Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.
3. Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.
Căn cứ quy định trên thì hình phạt cấm hành nghề không được xem là hình phạt chính mà là hình phạt bổ sung đối với người phạm tội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?