Trường Đại học Tôn Đức Thắng trực thuộc cơ quan nào? Sinh viên học tại trường Đại học Tôn Đức Thắng có quyền và nhiệm vụ như thế nào?

Tôi có câu hỏi là Trường Đại học Tôn Đức Thắng trực thuộc cơ quan nào? Sinh viên học tại trường Đại học Tôn Đức Thắng có quyền và nhiệm vụ như thế nào? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.T đến từ TP. Hồ Chí Minh.

Trường Đại học Tôn Đức Thắng trực thuộc cơ quan nào?

Trường Đại học Tôn Đức Thắng trực thuộc cơ quan theo quy định tại Điều 1 Quyết định 747/QĐ-TTg năm 2008 như sau:

Đổi tên Trường Đại học bán công Tôn Đức Thắng trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thành Trường Đại học Tôn Đức Thắng và chuyển sang trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có trách nhiệm thực hiện việc chuyển giao, tiếp nhận quản lý Trường Đại học Tôn Đức Thắng theo quy định hiện hành.

Như vậy, theo quy định trên thì trường Đại học Tôn Đức Thắng trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Đại học Tôn Đức Thắng

Trường Đại học Tôn Đức Thắng trực thuộc cơ quan nào? Sinh viên học tại trường Đại học Tôn Đức Thắng có quyền và nhiệm vụ như thế nào? (Hình từ Internet)

Sinh viên học tại trường Đại học Tôn Đức Thắng có quyền và nhiệm vụ như thế nào?

Căn cứ tại Điều 60 Luật Giáo dục đại học 2012, được sửa đổi bởi điểm a và điểm b khoản 31 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 thì sinh viên học tại trường Đại học Tôn Đức Thắng có các quyền và nhiệm vụ sau:

- Học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện theo quy định.

- Tôn trọng giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức và nhân viên của cơ sở giáo dục đại học; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện.

- Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh, trật tự, phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập và thi cử, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội.

- Được tôn trọng và đối xử bình đẳng, không phân biệt đối xử về giới, dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân; được định hướng nghề nghiệp và cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện.

- Được bảo đảm điều kiện học tập, tham gia hoạt động khoa học, công nghệ và khởi nghiệp, hoạt động rèn luyện kỹ năng hoàn thiện bản thân, tham gia hoạt động đoàn thể, hoạt động vì cộng đồng và hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao.

- Đóng góp ý kiến, tham gia quản lý và giám sát hoạt động giáo dục và các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục.

- Được hưởng chính sách đối với người học thuộc đối tượng hưởng ưu tiên và chính sách xã hội.

- Nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Giảng viên trường Đại học Tôn Đức Thắng có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?

Căn cứ tại Điều 55 Luật Giáo dục đại học 2012, được sửa đổi bởi điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản 30 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 thì giảng viên trường Đại học Tôn Đức Thắng có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Thứ nhất là giảng dạy, phát triển chương trình đào tạo, thực hiện đầy đủ, bảo đảm chất lượng chương trình đào tạo.

-Thứ hai là nghiên cứu, phát triển ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ, bảo đảm chất lượng đào tạo.

- Thứ ba là học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; tham gia hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học.

-Thứ tư là giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của giảng viên.

-Thứ năm là tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.

- Thứ sáu là tham gia quản lý và giám sát cơ sở giáo dục đại học, tham gia công tác Đảng, đoàn thể và các công tác khác.

- Thứ bảy là độc lập về quan điểm chuyên môn trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học trên nguyên tắc phù hợp với lợi ích của Nhà nước và xã hội; được ký hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học với cơ sở giáo dục đại học, cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ quan, tổ chức khác theo quy định của cơ sở giáo dục đại học mà mình đang làm việc.

-Thứ tám là được bổ nhiệm chức danh của giảng viên, được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú và được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

- Thứ chín là nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Giảng viên giảng dạy tại trường Đại học Tôn Đức Thắng phải có trình độ như thế nào?

Giảng viên giảng dạy tại trường Đại học Tôn Đức Thắng phải có trình độ được quy định tại khoản 3 Điều 54 Luật Giáo dục đại học 2012, được sửa đổi bởi khoản 29 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 như sau:

Giảng viên
1. Giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học là người có nhân thân rõ ràng; có phẩm chất, đạo đức tốt; có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ; có trình độ đáp ứng quy định của Luật này, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.
2. Chức danh giảng viên bao gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư. Cơ sở giáo dục đại học bổ nhiệm chức danh giảng viên theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động, quy định về vị trí việc làm và nhu cầu sử dụng của cơ sở giáo dục đại học.
3. Trình độ tối thiểu của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là thạc sĩ, trừ chức danh trợ giảng; trình độ của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ thạc sĩ, tiến sĩ là tiến sĩ. Cơ sở giáo dục đại học ưu tiên tuyển dụng người có trình độ tiến sĩ làm giảng viên; phát triển, ưu đãi đội ngũ giáo sư đầu ngành để phát triển các ngành đào tạo.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tiêu chuẩn và việc bổ nhiệm chức danh giảng viên theo thẩm quyền; tỷ lệ giảng viên cơ hữu tối thiểu của cơ sở giáo dục đại học; quy định tiêu chuẩn giảng viên thực hành, giảng viên của một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù.

Như vậy, theo quy định trên thì chức danh giảng viên giảng dạy tại trường Đại học Tôn Đức Thắng phải có trình độ tối thiểu là thạc sĩ, trừ chức danh trợ giảng; trình độ của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ thạc sĩ, tiến sĩ là tiến sĩ.

Trường đại học Tải về trọn bộ các văn bản về Trường đại học hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trường đại học được đặt tên theo nguyên tắc như thế nào?
Pháp luật
Thủ tục cho phép trường đại học hoạt động đào tạo thực hiện theo Nghị định 125 như thế nào?
Pháp luật
Mẫu Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động đào tạo của trường đại học, phân hiệu trường đại học? Điều kiện cho phép hoạt động đào tạo?
Pháp luật
Quyền tự chủ của trường đại học là gì? Trường đại học tự chủ tài chính sử dụng nguồn tài chính cho các hoạt động nào?
Pháp luật
Các trường Đại học thi Tiếng Anh đầu vào 2024? Lịch thi Tiếng Anh đầu vào các trường Đại học năm 2024 thế nào?
Pháp luật
Mã trường Đại học Công Thương TP HCM? Mã trường HUIT? Điểm sàn Đại học Công Thương TP HCM 2024? Điểm sàn HUIT 2024?
Pháp luật
Mã trường Đại học Sài Gòn? Mã trường SGU? Mã ngành Đại học Sài Gòn năm 2024 2025 như thế nào? Mã ngành SGU?
Pháp luật
Mã trường Đại học Sư phạm TPHCM? Danh sách các mã ngành Đại học Sư phạm TPHCM 2024 như thế nào?
Pháp luật
Mã Trường Đại học Giao thông vận tải TPHCM là gì? Mã ngành Trường Đại học Giao thông vận tải TPHCM như thế nào?
Pháp luật
Mã Trường Đại học Nông Lâm 2024 là gì? Chi tiết mã ngành Trường Đại học Nông Lâm 2024 như thế nào?
Pháp luật
Có còn được tổ chức tuyển sinh chương trình đào tạo chất lượng cao tại các trường đại học nữa hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trường đại học
3,601 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trường đại học

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trường đại học

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào