Trường Đại học Luật Hà Nội chịu sự chỉ đạo trực tiếp của cơ quan nào? Biên chế công chức của Trường do ai quyết định?
Trường Đại học Luật Hà Nội chịu sự chỉ đạo trực tiếp của cơ quan nào?
Trường Đại học Luật Hà Nội chịu sự chỉ đạo trực tiếp của cơ quan nào thì theo quy định về vị trí của Trường Đại học Luật Hà Nội được quy định tại Điều 1 Quyết định 868/QĐ-BTP năm 2015 như sau:
Vị trí và chức năng
Trường Đại học Luật Hà Nội (sau đây gọi tắt là “Trường”) là trường đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ luật học và các ngành khác có liên quan phù hợp với mục tiêu và phương hướng phát triển của Trường; nghiên cứu khoa học pháp lý; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tư vấn pháp luật.
Trường chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư pháp, sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trường có con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Trường có tên giao dịch quốc tế là Hanoi Law University (viết tắt là HLU).
Theo đó, Trường Đại học Luật Hà Nội chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư pháp và chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trường Đại học Luật Hà Nội (Hình từ Internet)
Kế hoạch tổ chức bộ máy của Trường Đại học Luật Hà Nội có cần trình cho Bộ Giáo dục đào tạo không?
Kế hoạch tổ chức bộ máy, biên chế của Trường Đại học Luật Hà Nội có cần trình cho Bộ Giáo dục đào tạo không thì theo như những nhiệm vụ và quyền hạn của Trường được quy định tại Điều 2 Quyết định 868/QĐ-BTP năm 2015 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Trường có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp kế hoạch công tác dài hạn, trung hạn và hàng năm của Trường phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học; tham gia xây dựng chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển Ngành Tư pháp.
2. Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch về tổ chức bộ máy, biên chế, đào tạo, bồi dưỡng và quản lý đội ngũ công chức, viên chức của Trường theo quy định của pháp luật và sự phân cấp của Bộ Tư pháp.
3. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các đề án, văn bản về đào tạo, nghiên cứu khoa học phục vụ cho công tác của Ngành Tư pháp và của đất nước trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành.
4. Tổ chức các hoạt động đào tạo, bao gồm:
a) Xác định và mở các ngành, chuyên ngành đào tạo đại học, sau đại học phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật;
b) Phát triển chương trình đào tạo theo hướng đa dạng hóa, chuẩn hóa và hiện đại hóa; xây dựng và thực hiện các kế hoạch đào tạo dài hạn, ngắn hạn với quy mô, hình thức và phương pháp đào tạo hợp lý nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo;
c) Tổ chức tuyển sinh, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá kết quả đào tạo, công nhận và cấp bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ và các văn bằng, chứng chỉ khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao;
d) Thực hiện các nhiệm vụ đào tạo theo nhu cầu xã hội và các nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao (không bao gồm đào tạo, liên kết đào tạo trung cấp luật).
....
15. Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, tài sản, trang thiết bị của Trường theo quy định của pháp luật.
16. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan và theo quy định của pháp luật.
17. Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường, xây dựng nếp sống văn hóa và môi trường sư phạm trong Trường.
18. Giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện phòng chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động của Trường theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp; thực hiện công tác thanh tra đào tạo theo quy định của pháp luật.
19. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao.
Theo đó, việc xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch về tổ chức bộ máy, biên chế, đào tạo, bồi dưỡng và quản lý đội ngũ công chức, viên chức của Trường theo quy định của pháp luật và sự phân cấp của Bộ Tư pháp là nhiệm vụ cũng như quyền hạn của Trường. Tuy nhiên việc này sẽ trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp, chứ không phải trình Bộ Trưởng Bộ Giáo dục đào tạo.
Biên chế công chức của Trường Đại học Luật Hà Nội do ai quyết định?
Người quyết định biên chế công chức của Trường Đại học Luật Hà Nội được quy định tại khoản 2 Điều 3 Quyết định 868/QĐ-BTP năm 2015 như sau:
Cơ cấu tổ chức, biên chế và số lượng người làm việc
...
2. Biên chế công chức và số lượng người làm việc
Biên chế công chức và số lượng người làm việc tại các đơn vị theo điểm d khoản 1 Điều này do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.
Như vậy, biên chế công chức tại các đơn vị trực thuộc Trường Đại học Luật Hà Nội do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?
- 06 nguyên tắc thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính? Các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ?
- Tải về mẫu quyết định thưởng lương tháng 13? Công ty có nghĩa vụ thưởng lương tháng 13 cho người lao động?