Trường đại học có quy mô dưới 10.000 sinh viên có phải thành lập Phòng thanh tra nội bộ hay không?
Trường đại học có quy mô dưới 10.000 sinh viên có phải thành lập Phòng thanh tra nội bộ hay không?
Trường đại học có quy mô dưới 10.000 sinh viên có phải thành lập Phòng thanh tra nội bộ hay không? (Hình từ Internet)
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 6 Thông tư 51/2012/TT-BGDĐT quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra nội bộ ở các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp
1. Trường đại học, học viện, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp có quy mô từ 10.000 học sinh, sinh viên, học viên trở lên thành lập Phòng thanh tra.
Phòng thanh tra có Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và cán bộ chuyên trách làm công tác thanh tra. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng phòng thanh tra do Hiệu trưởng quyết định. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó Trưởng phòng thanh tra do Hiệu trưởng quyết định theo đề nghị của Trưởng phòng thanh tra.
2. Trường đại học, học viện, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp có quy mô dưới 10.000 học sinh, sinh viên, học viên; viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ thành lập Phòng thanh tra hoặc bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác thanh tra.
....
Theo đó, căn cứ trên quy định trường đại học có quy mô dưới 10.000 học sinh, sinh viên, học viên có thể thành lập Phòng thanh tra nội bộ hoặc bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác thanh tra.
Như vậy, không bắt buộc trường đại học có quy mô dưới 10.000 sinh viên có phải thành lập Phòng thanh tra nội bộ.
Cán bộ làm công tác thanh tra nội bộ của trường đại học cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 51/2012/TT-BGDĐT quy định như sau:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ làm công tác thanh tra nội bộ
1. Tiêu chuẩn:
a) Là công chức, viên chức hoặc người lao động đã ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với trường;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong chấp hành pháp luật; có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan; có lối sống lành mạnh, tôn trọng các quy tắc sinh hoạt công cộng;
c) Đạt trình độ chuẩn về đào tạo trở lên theo quy định của Luật Giáo dục đối với từng trình độ đào tạo;
d) Có hiểu biết về chính sách, pháp luật; nắm được quy trình nghiệp vụ thanh tra, có khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động quản lý của cơ sở; có năng lực xem xét, kết luận, kiến nghị biện pháp xử lý sau thanh tra.
...
Theo đó, cán bộ làm công tác thanh tra nội bộ của trường đại học cần đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
- Là công chức, viên chức hoặc người lao động đã ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với trường;
- Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong chấp hành pháp luật; có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan; có lối sống lành mạnh, tôn trọng các quy tắc sinh hoạt công cộng;
- Đạt trình độ chuẩn về đào tạo trở lên theo quy định của Luật Giáo dục đối với từng trình độ đào tạo;
- Có hiểu biết về chính sách, pháp luật; nắm được quy trình nghiệp vụ thanh tra, có khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động quản lý của cơ sở; có năng lực xem xét, kết luận, kiến nghị biện pháp xử lý sau thanh tra.
Nhiệm vụ của cán bộ làm công tác thanh tra nội bộ ở trường đại học được quy định ra sao?
Theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 51/2012/TT-BGDĐT quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra nội bộ ở các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp
...
3. Phòng thanh tra (hoặc cán bộ chuyên trách làm công tác thanh tra ở trường không thành lập phòng) có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Hiệu trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó theo quy định của pháp luật;
b) Thanh tra việc thực hiện pháp luật, nhiệm vụ được giao đối với tổ chức, đơn vị và cá nhân thuộc quyền quản lý của Hiệu trưởng;
c) Giúp Hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
d) Giúp Hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
đ) Làm đầu mối giúp Hiệu trưởng phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan về công tác thanh tra;
e) Báo cáo, tổng kết kinh nghiệm về công tác thanh tra; công tác tiếp dân, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác phòng, chống tham nhũng của trường theo yêu cầu của Hiệu trưởng và Thanh tra cấp trên; kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung các chính sách và quy định của Nhà nước về giáo dục;
g) Thực hiện nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.
Theo đó, cán bộ làm công tác thanh tra ở trường đại học không thành lập Phòng thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Hiệu trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó theo quy định của pháp luật;
- Thanh tra việc thực hiện pháp luật, nhiệm vụ được giao đối với tổ chức, đơn vị và cá nhân thuộc quyền quản lý của Hiệu trưởng;
- Giúp Hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
- Giúp Hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
- Làm đầu mối giúp Hiệu trưởng phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan về công tác thanh tra;
- Báo cáo, tổng kết kinh nghiệm về công tác thanh tra; công tác tiếp dân, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác phòng, chống tham nhũng của trường theo yêu cầu của Hiệu trưởng và Thanh tra cấp trên; kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung các chính sách và quy định của Nhà nước về giáo dục;
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?