Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn có phải là đơn vị sự nghiệp công lập? Có chức năng thế nào?
Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn có phải là đơn vị sự nghiệp công lập hay không?
Theo khoản 1 Điều 1 Quyết định 1129/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 quy định vị trí của Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn như sau:
Vị trí và chức năng
1. Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn được thành lập mới trên cơ sở sắp xếp, kiện toàn lại Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II. Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn (sau đây gọi tắt là Trường) là cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức, hoạt động theo quy định của Đảng và quy định của pháp luật. Trường là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tư cách pháp nhân, con dấu riêng (bao gồm cả con dấu nổi), được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng để hoạt động theo quy định của pháp luật.
...
Theo quy định nêu trên thì Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn được thành lập mới trên cơ sở sắp xếp, kiện toàn lại Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II.
- Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn là cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức, hoạt động theo quy định của Đảng và quy định của pháp luật.
- Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn có tư cách pháp nhân, con dấu riêng (bao gồm cả con dấu nổi), được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng để hoạt động theo quy định của pháp luật.
Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn có chức năng gì?
Theo khoản 2 Điều 1 Quyết định 1129/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 quy định chức năng của Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn như sau:
Vị trí và chức năng
...
2. Trường có chức năng đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, hợp tác quốc tế và truyền thông, tư vấn và dịch vụ về chính sách công và phát triển nông thôn phục vụ quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
...
Như vậy, Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn có chức năng đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, hợp tác quốc tế và truyền thông, tư vấn và dịch vụ về chính sách công và phát triển nông thôn phục vụ quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn có phải là đơn vị sự nghiệp công lập? Có chức năng thế nào? (Hình từ Internet)
Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ và quyền hạn gì về đào tạo, bồi dưỡng?
Theo khoản 5 Điều 2 Quyết định 1129/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
5. Đào tạo, bồi dưỡng:
a) Khoa học chính sách công, quản lý công trong nông nghiệp và phát triển nông thôn;
b) Phát triển nông thôn; xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; ngành nghề nông thôn; du lịch nông thôn; khuyến nông; chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và các chương trình khác có liên quan;
c) Quản trị kinh doanh nông nghiệp; quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại; phát triển thị trường nông sản; chuỗi giá trị ngành hàng nông, lâm, thủy, hải sản và diêm nghiệp; quản lý chất lượng nông sản; chế biến, bảo quản nông sản;
d) Tập huấn cho nông dân, cư dân nông thôn có năng lực tổ chức sản xuất tiên tiến, nếp sống văn minh, trách nhiệm xã hội, tôn trọng pháp luật, bảo vệ môi trường;
đ) Đề xuất và triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng các chính sách đảm bảo phúc lợi cho nông dân;
e) Công chức, viên chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, lãnh đạo quản lý cấp phòng và tương đương theo phân công của Bộ;
g) Công chức, viên chức và các đối tượng khác có nhu cầu theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn liên quan đến hoạt động đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
...
Theo quy định nêu trên nhiệm vụ và quyền hạn của Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn về đào tạo, bồi dưỡng, gồm:
- Khoa học chính sách công, quản lý công trong nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Phát triển nông thôn; xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; ngành nghề nông thôn; du lịch nông thôn; khuyến nông; chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và các chương trình khác có liên quan;
- Quản trị kinh doanh nông nghiệp; quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại; phát triển thị trường nông sản; chuỗi giá trị ngành hàng nông, lâm, thủy, hải sản và diêm nghiệp; quản lý chất lượng nông sản; chế biến, bảo quản nông sản;
- Tập huấn cho nông dân, cư dân nông thôn có năng lực tổ chức sản xuất tiên tiến, nếp sống văn minh, trách nhiệm xã hội, tôn trọng pháp luật, bảo vệ môi trường;
- Đề xuất và triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng các chính sách đảm bảo phúc lợi cho nông dân;
- Công chức, viên chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, lãnh đạo quản lý cấp phòng và tương đương theo phân công của Bộ;
- Công chức, viên chức và các đối tượng khác có nhu cầu theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn liên quan đến hoạt động đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?