Trưởng Ban và các thành viên Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng hoạt động theo chế độ nào?
Trưởng Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng được sử dụng con dấu của ai?
Trưởng Ban Chỉ đạo được quy định tại khoản 2 Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định 42/QĐ-BCĐCCL năm 2023 như sau:
Vị trí, chức năng
1. Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng là tổ chức phối hợp liên ngành giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và điều phối hoạt động giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, triển khai thực hiện các giải pháp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chỉ đạo tại các văn bản liên quan để thực hiện việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu.
2. Trưởng Ban Chỉ đạo và Phó trưởng ban thường trực sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ, Phó trưởng ban là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sử dụng con dấu của Ngân hàng Nhà nước. Các thành viên sử dụng con dấu của Bộ, ngành, cơ quan, địa phương mà mình đại diện.
Như vậy, theo quy định, Trưởng Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng được sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ.
Trưởng Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng được sử dụng con dấu của ai? (Hình từ Internet)
Trưởng Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban Chỉ đạo được quy định tại Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định 42/QĐ-BCĐCCL năm 2023 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban Chỉ đạo
1. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
2. Điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo.
3. Xem xét, phê duyệt việc bổ sung, thay thế thành viên Ban Chỉ đạo.
4. Ban hành, sửa đổi, bổ sung Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo.
5. Thay mặt Ban Chỉ đạo ký các văn bản, quyết định của Ban Chỉ đạo.
6. Triệu tập, chủ trì (hoặc ủy quyền cho Phó Trưởng ban thường trực triệu tập, chủ trì) các cuộc họp của Ban Chỉ đạo.
7. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, Trưởng Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
(1) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
(2) Điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo.
(3) Xem xét, phê duyệt việc bổ sung, thay thế thành viên Ban Chỉ đạo.
(4) Ban hành, sửa đổi, bổ sung Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo.
(5) Thay mặt Ban Chỉ đạo ký các văn bản, quyết định của Ban Chỉ đạo.
(6) Triệu tập, chủ trì (hoặc ủy quyền cho Phó Trưởng ban thường trực triệu tập, chủ trì) các cuộc họp của Ban Chỉ đạo.
(7) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Trưởng Ban và các thành viên Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng hoạt động theo chế độ nào?
Chế độ làm việc của Trưởng Ban và các thành viên Ban Chỉ đạo được quy định tại khoản 2 Điều 9 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định 42/QĐ-BCĐCCL năm 2023 như sau:
Chế độ làm việc
1. Ban Chỉ đạo họp định kỳ 06 tháng một lần hoặc họp đột xuất khi có yêu cầu của Trưởng Ban Chỉ đạo.
2. Trưởng Ban và các thành viên Ban Chỉ đạo hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm; chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, triển khai thực hiện việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương mà mình đại diện và theo sự phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo.
3. Thành viên Ban Chỉ đạo là cấp thứ trưởng, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân, phó thủ trưởng cơ quan, đơn vị trở lên, có vai trò là đại diện của bộ ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị đó. Ý kiến tham gia của các thành viên Ban Chỉ đạo trong hoạt động của Ban Chỉ đạo đồng thời cũng là ý kiến chính thức của bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị mà mình đại diện.
4. Thành viên Ban Chỉ đạo tham dự đầy đủ các cuộc họp của Ban Chỉ đạo. Trường hợp không thể dự họp được, thành viên Ban Chỉ đạo phải có văn bản nêu rõ lý do và bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị của thành viên đó phải cử đại diện lãnh đạo tham gia cuộc họp thay thành viên Ban Chỉ đạo không thể dự họp. Ý kiến của thành viên Ban Chỉ đạo hoặc người tham dự cuộc họp của Ban Chỉ đạo là ý kiến chính thức của bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị mà mình đại diện.
...
Như vậy, theo quy định, Trưởng Ban và các thành viên Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm;
Chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, triển khai thực hiện việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương mà mình đại diện và theo sự phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?