Trưởng Ban Kiểm toán nội bộ phải gửi báo cáo kiểm toán thường niên cho Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam trước thời gian nào?
- Trưởng Ban Kiểm toán nội bộ trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm thế nào?
- Trưởng Ban Kiểm toán nội bộ phải gửi báo cáo kiểm toán thường niên cho Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam trước thời gian nào?
- Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có phải người ký ban hành Báo cáo kiểm toán hay không?
Trưởng Ban Kiểm toán nội bộ trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm thế nào?
Theo khoản 2 Điều 8 Quy chế hoạt động kiểm toán nội bộ trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 742/QĐ-BHXH năm 2015 quy định trách nhiệm của Trưởng Ban Kiểm toán nội bộ trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:
- Trưởng Ban Kiểm toán nội bộ quản lý và điều hành Ban Kiểm toán nội bộ theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về toàn bộ hoạt động của Ban Kiểm toán nội bộ.
- Xây dựng Kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm (hoặc đột xuất);
- Đề xuất trình Tổng Giám đốc ban hành Quyết định thành lập các Đoàn kiểm toán theo quy định;
Đồng thời phối hợp với các đơn vị liên quan để tham mưu, báo cáo Tổng Giám đốc xem xét, quyết định việc trưng tập cán bộ không thuộc Ban Kiểm toán nội bộ tham gia các Đoàn kiểm toán theo chương trình, Kế hoạch được Tổng Giám đốc phê duyệt.
- Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và pháp luật về tính trung thực và chính xác của các Báo cáo kiểm toán.
- Chỉ đạo, giải quyết các vấn đề phát sinh, vướng mắc vượt quá thẩm quyền giải quyết của Trưởng Đoàn kiểm toán.
- Tổ chức công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ đối với cán bộ làm công tác kiểm toán nội bộ nhằm không ngừng nâng cao trình độ, năng lực cán bộ và bộ máy kiểm toán nội bộ của Ngành.
Trưởng Ban Kiểm toán nội bộ phải gửi báo cáo kiểm toán thường niên cho Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam trước thời gian nào?
Theo khoản 3 Điều 12 Quy chế hoạt động kiểm toán nội bộ trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 742/QĐ-BHXH năm 2015 quy định như sau:
Chế độ báo cáo kiểm toán
1. Báo cáo khi kết thúc thực hiện một cuộc kiểm toán
a) Sau 10 ngày kể từ khi kết thúc cuộc kiểm toán, Trưởng Đoàn kiểm toán có trách nhiệm hoàn thiện dự thảo Báo cáo kiểm toán, báo cáo Trưởng Ban Kiểm toán nội bộ xem xét, trình Tổng Giám đốc.
b) Báo cáo kiểm toán phải trình bày rõ nội dung, phạm vi kiểm toán; những đánh giá, kết luận về nội dung đã được kiểm toán; những yếu kém, tồn tại (nguyên nhân khách quan, chủ quan) và kiến nghị biện pháp xử lý; đề xuất điều chỉnh quy trình, nghiệp vụ để hoàn thiện cơ chế quản lý của Ngành.
c) Báo cáo kiểm toán phải kèm theo ý kiến, kiến nghị, đề xuất của đơn vị được kiểm toán, nêu rõ nhưng điểm chưa thống nhất ý kiến và lý do chưa thống nhất.
2. Báo cáo đột xuất
Khi phát hiện ra sai phạm nghiêm trọng ở những đơn vị được kiểm toán, Trưởng Đoàn kiểm toán kịp thời báo cáo, đề xuất những biện pháp giải quyết với Trưởng Ban Kiểm toán nội bộ để báo cáo Tổng Giám đốc hoặc Lãnh đạo Ngành phụ trách có biện pháp ngăn chặn và khắc phục kịp thời.
3. Báo cáo kiểm toán thường niên
Chậm nhất 45 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, Trưởng Ban Kiểm toán nội bộ phải gửi báo cáo Tổng Giám đốc tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch kiểm toán nội bộ của năm trước.
Theo quy định nêu trên thì chậm nhất 45 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, Trưởng Ban Kiểm toán nội bộ phải gửi báo cáo Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch kiểm toán nội bộ của năm trước.
Trưởng Ban Kiểm toán nội bộ phải gửi báo cáo kiểm toán thường niên cho Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam (Hình từ Internet)
Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có phải người ký ban hành Báo cáo kiểm toán hay không?
Theo điểm d khoản 1 Điều 8 Quy chế hoạt động kiểm toán nội bộ trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 742/QĐ-BHXH năm 2015 quy định như sau:
Chỉ đạo hoạt động kiểm toán nội bộ
1. Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam
Tổng Giám đốc là người quản lý trực tiếp và toàn diện hoạt động kiểm toán nội bộ, chỉ đạo các vấn đề sau:
a) Ban hành các quy định, quy chế, quy trình, nhiệm vụ của công tác kiểm toán nội bộ trong toàn Ngành.
b) Phê duyệt kế hoạch về công tác kiểm toán nội bộ hàng năm (hoặc đột xuất).
c) Ký quyết định thành lập Đoàn kiểm toán nội bộ để thực hiện công tác kiểm toán cụ thể cho từng lần theo đề nghị của Trưởng Ban Kiểm toán nội bộ.
d) Ký ban hành Báo cáo kiểm toán và quyết định việc thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nội bộ.
e) Xử lý theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động kiểm toán nội bộ
Theo quy định nêu trên thì Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam là người ký ban hành Báo cáo kiểm toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 tháng 1 là ngày gì? Ngày 25 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 25 tháng 1 dương lịch được nghỉ tết chưa?
- Tải về mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên mới theo Hướng dẫn 05? Cách ghi giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên?
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?