Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia Dân số và Phát triển có được sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ không?
Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia Dân số và Phát triển có được sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo Quốc gia Dân số và Phát triển ban hành kèm theo Quyết định 56/QĐ-BCĐQGDSPT năm 2022 quy định như sau:
Chế độ làm việc
1. Ban Chỉ đạo Quốc gia làm việc thông qua các phiên họp thường kỳ và đột xuất dưới sự chủ trì của Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia hoặc Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia khi được Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia ủy quyền.
2. Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, giải quyết công việc của Ban Chỉ đạo Quốc gia; các Phó Trưởng ban và các thành viên sử dụng con dấu của cơ quan, đơn vị công tác trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
3. Thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia đi công tác, học tập từ 06 tháng trở lên hoặc có sự thay đổi về nhân sự thì cơ quan chủ quản có trách nhiệm báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia và cử người thay thế bằng văn bản.
4. Bộ Y tế là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Quốc gia, chịu trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ban Chỉ đạo Quốc gia; thành lập Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia để giúp việc Ban Chỉ đạo Quốc gia; cán bộ của Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, không phát sinh biên chế.
5. Thành viên kiêm Thư ký Ban Chỉ đạo Quốc gia có trách nhiệm giúp Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia trong việc: a) phối hợp giữa các thành viên; b) chuẩn bị báo cáo định kỳ, 6 tháng hoặc đột xuất theo yêu cầu của Trưởng Ban, các Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia; c) tổng hợp, đề xuất chương trình, nội dung, kế hoạch hoạt động hàng năm của Ban Chỉ đạo Quốc gia.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia Dân số và Phát triển sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, giải quyết công việc của Ban Chỉ đạo Quốc gia; các Phó Trưởng ban và các thành viên sử dụng con dấu của cơ quan, đơn vị công tác trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia Dân số và Phát triển có được sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ không? (Hình từ Internet)
Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia Dân số và Phát triển có những quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo Quốc gia Dân số và Phát triển ban hành kèm theo Quyết định 56/QĐ-BCĐQGDSPT năm 2022 quy định như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia
1. Thay mặt Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo Quốc gia.
2. Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của Ban Chỉ đạo Quốc gia; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia.
3. Chủ trì các cuộc họp của Ban Chỉ đạo Quốc gia để chỉ đạo phối hợp thực hiện các chính sách, chiến lược, đề án, dự án, kế hoạch, chương trình về dân số và phát triển.
4. Quyết định những vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo Quốc gia.
Theo đó, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia Dân số và Phát triển có những quyền hạn như sau:
- Thay mặt Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo Quốc gia.
- Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của Ban Chỉ đạo Quốc gia; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia.
- Chủ trì các cuộc họp của Ban Chỉ đạo Quốc gia để chỉ đạo phối hợp thực hiện các chính sách, chiến lược, đề án, dự án, kế hoạch, chương trình về dân số và phát triển.
- Quyết định những vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo Quốc gia.
Ai quyền quyết định việc mời thêm các tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự các cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia?
Theo quy định khoản 2 Điều 9 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo Quốc gia Dân số và Phát triển ban hành kèm theo Quyết định 56/QĐ-BCĐQGDSPT năm 2022 quy định như sau:
Chế độ họp
1. Ban Chỉ đạo Quốc gia họp định kỳ 01 năm một lần; trường hợp cần thiết, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia triệu tập họp bất thường.
2. Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia quyết định việc mời thêm các tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự các cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia.
3. Các cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phải được thông báo bằng văn bản (kèm theo các tài liệu liên quan) về nội dung, thời gian và địa điểm trước 05 ngày làm việc, trừ trường hợp đặc biệt. Thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia và các đại biểu được mời có trách nhiệm nghiên cứu văn bản, chuẩn bị ý kiến tham luận, bố trí thời gian tham dự đầy đủ các cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia.
...
Như vậy, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia quyết định việc mời thêm các tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự các cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?