Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng tiêu cực và tội phạm ngành Ngân hàng làm việc theo chế độ nào?
- Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng tiêu cực và tội phạm ngành Ngân hàng làm việc theo chế độ nào?
- Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng tiêu cực và tội phạm ngành Ngân hàng có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
- Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng tiêu cực và tội phạm ngành Ngân hàng họp định kỳ bao nhiêu tháng một lần?
Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng tiêu cực và tội phạm ngành Ngân hàng làm việc theo chế độ nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 4 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm ngành Ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định 370/QĐ-NHNN năm 2022, có quy định về nguyên tắc, chế độ làm việc như sau:
Nguyên tắc, chế độ làm việc
1. Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm trước cấp ủy Đảng, Thủ trưởng đơn vị cùng cấp và Ban Chỉ đạo cấp trên về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm.
2. Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ; tập thể thảo luận, Trưởng Ban Chỉ đạo kết luận và chỉ đạo thực hiện.
3. Ban Chỉ đạo hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, tuân thủ quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; tôn trọng, không làm cản trở hoạt động bình thường và không làm thay nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm.
4. Các thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; chịu trách nhiệm tập thể trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo; đồng thời chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật và Trưởng Ban Chỉ đạo trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công.
5. Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm ngành Ngân hàng dùng con dấu của NHNN để thực hiện nhiệm vụ. Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm tại các đơn vị dùng con dấu của đơn vị để thực hiện nhiệm vụ.
Như vậy, theo quy định trên thì Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng tiêu cực và tội phạm ngành Ngân hàng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm
Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng tiêu cực và tội phạm ngành Ngân hàng (Hình từ Internet)
Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng tiêu cực và tội phạm ngành Ngân hàng có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm ngành Ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định 370/QĐ-NHNN năm 2022, có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Ban Chỉ đạo như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Ban Chỉ đạo
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban Chỉ đạo
a. Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động chung của Ban Chỉ đạo và các thành viên Ban Chỉ đạo, bảo đảm hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Chịu trách nhiệm trước Ban Cán sự Đảng NHNN về hoạt động của Ban Chỉ đạo.
b. Chỉ đạo việc triển khai các chương trình, kế hoạch thực hiện pháp luật về PCTN,TC&TP, thực hiện các văn bản của Đảng và Nhà nước về PCTN,TC&TP trong ngành Ngân hàng; triệu tập, chủ trì các cuộc họp Ban Chỉ đạo định kỳ hoặc đột xuất, thay mặt Ban Chỉ đạo kết luận và chỉ đạo thực hiện.
c. Chỉ đạo Thủ trưởng các đơn vị nêu tại Điều 2 tiến hành kiểm tra, xác minh, kết luận, xử lý các hành vi tiêu cực, tham nhũng hoặc vi phạm pháp luật thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.
d. Chỉ đạo, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền để xảy ra tình trạng tham nhũng; đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để thu hồi, tịch thu tài sản tham nhũng theo quy định của pháp luật.
đ. Ủy quyền cho Phó Trưởng Ban Chỉ đạo thường trực, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban Chỉ đạo trong trường hợp cần thiết.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng tiêu cực và tội phạm ngành Ngân hàng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động chung của Ban Chỉ đạo và các thành viên Ban Chỉ đạo, bảo đảm hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Chịu trách nhiệm trước Ban Cán sự Đảng NHNN về hoạt động của Ban Chỉ đạo.
- Chỉ đạo việc triển khai các chương trình, kế hoạch thực hiện pháp luật về PCTN,TC&TP, thực hiện các văn bản của Đảng và Nhà nước về PCTN,TC&TP trong ngành Ngân hàng; triệu tập, chủ trì các cuộc họp Ban Chỉ đạo định kỳ hoặc đột xuất, thay mặt Ban Chỉ đạo kết luận và chỉ đạo thực hiện.
- Chỉ đạo Thủ trưởng các đơn vị nêu tại Điều 2 tiến hành kiểm tra, xác minh, kết luận, xử lý các hành vi tiêu cực, tham nhũng hoặc vi phạm pháp luật thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.
- Chỉ đạo, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền để xảy ra tình trạng tham nhũng; đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để thu hồi, tịch thu tài sản tham nhũng theo quy định của pháp luật.
- Ủy quyền cho Phó Trưởng Ban Chỉ đạo thường trực, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban Chỉ đạo trong trường hợp cần thiết.
Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng tiêu cực và tội phạm ngành Ngân hàng họp định kỳ bao nhiêu tháng một lần?
Căn cứ tại Điều 13 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm ngành Ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định 370/QĐ-NHNN năm 2022, có quy định về chế độ họp như sau:
Chế độ họp
1. Ban Chỉ đạo định kỳ 06 tháng họp một lần để tổng kết, kiểm điểm việc thực hiện chương trình, kế hoạch và họp đột xuất do Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu hoặc do Phó Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu khi được Trưởng Ban Chỉ đạo ủy quyền.
2. Cơ quan Thường trực hoặc đơn vị tham mưu của Ban Chỉ đạo đề xuất Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định nội dung, thành phần tham gia, thời gian tổ chức các cuộc họp của Ban Chỉ đạo.
3. Ủy viên Ban Chỉ đạo tham dự đầy đủ các phiên họp của Ban Chỉ đạo; phối hợp chuẩn bị nội dung họp khi có yêu cầu của Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo. Trường hợp không tham dự, phải báo cáo và xin ý kiến Trưởng Ban Chỉ đạo hoặc Phó trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp và ủy quyền cho cấp phó dự họp thay.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng tiêu cực và tội phạm ngành Ngân hàng họp định kỳ 06 tháng họp một lần để tổng kết, kiểm điểm việc thực hiện chương trình, kế hoạch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?