Trước phiên tòa dân sự phúc thẩm, Kiểm sát viên nghiên cứu hồ sơ vụ án phải tiến hành kiểm sát những nội dung nào?
Trước phiên tòa dân sự phúc thẩm, Kiểm sát viên nghiên cứu hồ sơ vụ án phải tiến hành kiểm sát những nội dung nào?
Hoạt động nghiên cứu hồ sơ vụ án của Kiểm sát viên trước phiên tòa phúc thẩm được quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy định về hướng dẫn hoạt động của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa dân sự phúc thẩm ban hành kèm theo Quyết định 363/QĐ-VKSTC năm 2020 như sau:
Các hoạt động của Kiểm sát viên trước phiên tòa
Sau khi tiếp nhận hồ sơ vụ án, Kiểm sát viên, người nghiên cứu hồ sơ thực hiện các việc sau:
1. Kiểm sát quyết định đưa vụ án ra xét xử.
2. Nghiên cứu hồ sơ vụ án.
Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Kiểm sát viên, người nghiên cứu hồ sơ tiến hành kiểm sát các nội dung sau:
a) Kiểm sát việc thụ lý vụ án;
b) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng từ khi thụ lý vụ án;
c) Nghiên cứu nội dung kháng cáo, kháng nghị; ý kiến của đương sự về kháng cáo, kháng nghị; yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập và ý kiến khác của đương sự.
d) Kiểm sát việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời;
đ) Kiểm sát việc cung cấp tài liệu, chứng cứ của đương sự; việc xác minh, thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ của Tòa án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm.
3. Yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ (nếu cần thiết); Viện kiểm sát xác minh, thu thập tài liệu chứng cứ để thay đổi, bổ sung hoặc rút kháng nghị (khi có căn cứ);
4. Xây dựng báo cáo và báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án.
5. Xây dựng bản dự kiến diễn biến phiên tòa, dự kiến câu hỏi.
6. Xây dựng dự thảo bài phát biểu.
7. Xây dựng hồ sơ kiểm sát; chuyển trả hồ sơ cho Tòa án.
Như vậy, theo quy định, trước phiên tòa dân sự phúc thẩm, Kiểm sát viên nghiên cứu hồ sơ vụ án phải tiến hành kiểm sát các nội dung sau:
(1) Kiểm sát việc thụ lý vụ án;
(2) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng từ khi thụ lý vụ án;
(3) Nghiên cứu nội dung kháng cáo, kháng nghị; ý kiến của đương sự về kháng cáo, kháng nghị; yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập và ý kiến khác của đương sự.
(4) Kiểm sát việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời;
(5) Kiểm sát việc cung cấp tài liệu, chứng cứ của đương sự; việc xác minh, thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ của Tòa án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm.
Trước phiên tòa dân sự phúc thẩm, Kiểm sát viên nghiên cứu hồ sơ vụ án phải tiến hành kiểm sát những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Kiểm sát viên tiến hành nghiên cứu hồ sơ vụ án trong thời hạn bao lâu?
Thời hạn tiến hành nghiên cứu hồ sơ vụ án được quy định tại khoản 2 Điều 7 Quy định về hướng dẫn hoạt động của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa dân sự phúc thẩm ban hành kèm theo Quyết định 363/QĐ-VKSTC năm 2020 như sau:
Nghiên cứu hồ sơ vụ án
...
2. Thời hạn nghiên cứu hồ sơ vụ án bảo đảm đúng quy định tại khoản 2 Điều 292 BLTTDS hoặc khoản 2 Điều 323 BLTTDS đối với vụ án theo thủ tục rút gọn.
Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương và tính chất của vụ án, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân phân chia thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ án của người được phân công nghiên cứu hồ sơ vụ án, thời gian Lãnh đạo đơn vị, Lãnh đạo Viện kiểm sát duyệt án cho phù hợp.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 292 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nghiên cứu
1. Tòa án cấp phúc thẩm phải chuyển hồ sơ vụ án cùng với quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu.
2. Thời hạn nghiên cứu hồ sơ của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án; hết thời hạn đó, Viện kiểm sát phải trả hồ sơ vụ án cho Tòa án.
Và căn cứ khoản 3 Điều 323 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn
...
2. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm phải có nội dung quy định tại khoản 1 Điều 290 của Bộ luật này. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm phải được gửi ngay cho những người có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị và Viện kiểm sát cùng cấp kèm theo hồ sơ vụ án để nghiên cứu.
Thời hạn nghiên cứu hồ sơ của Viện kiểm sát cùng cấp là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án; hết thời hạn đó, Viện kiểm sát phải trả hồ sơ vụ án cho Tòa án.
...
Như vậy, theo quy định, thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ án của Kiểm sát viên sẽ do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân phân chia.
Tuy nhiên, thời hạn nghiên cứu hồ sơ của Viện kiểm sát cùng cấp không được quá 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án.
Đối với trường hợp xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn thì thời hạn nghiên cứu hồ sơ của Viện kiểm sát cùng cấp là không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án.
Nếu qua nghiên cứu hồ sơ vụ án có phát hiện vi phạm của Tòa án thì Kiểm sát viên phải báo cáo cho ai?
Trường hợp phát hiện vi phạm của Tòa án được quy định tại khoản 5 Điều 7 Quy định về hướng dẫn hoạt động của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa dân sự phúc thẩm ban hành kèm theo Quyết định 363/QĐ-VKSTC năm 2020 như sau:
Nghiên cứu hồ sơ vụ án
...
4. Kiểm sát viên dự khuyết được phân công tham gia phiên tòa thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Quy định số 458/2019.
5. Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, nếu phát hiện vi phạm của Tòa án, người tham gia tố tụng, người nghiên cứu hồ sơ tổng hợp để báo cáo Lãnh đạo Viện kiểm sát xem xét, quyết định đường lối giải quyết vụ án hoặc kiến nghị Tòa án, người tham gia tố tụng khắc phục vi phạm theo quy định.
Như vậy, theo quy định, trường hợp qua nghiên cứu hồ sơ vụ án có phát hiện vi phạm của Tòa án thì Kiểm sát viên phải tổng hợp để báo cáo Lãnh đạo Viện kiểm sát xem xét, quyết định đường lối giải quyết vụ án hoặc kiến nghị Tòa án, người tham gia tố tụng khắc phục vi phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên mới theo Hướng dẫn 05? Cách ghi giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên?
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?