Trước khi bỏ cấp huyện sáp nhập xã thì ban thường vụ các tỉnh uỷ, thành uỷ cần thực hiện những nội dung nào theo Kết luận 150?
- Trước khi bỏ cấp huyện sáp nhập xã thì ban thường vụ các tỉnh uỷ, thành uỷ cần thực hiện những nội dung nào theo Kết luận 150?
- Sau sáp nhập xã bố trí cán bộ là uỷ viên ban thường vụ thành uỷ làm bí thư đảng uỷ khi nào?
- Bỏ cấp huyện được thực hiện trong trường hợp nào theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương?
Trước khi bỏ cấp huyện sáp nhập xã thì ban thường vụ các tỉnh uỷ, thành uỷ cần thực hiện những nội dung nào theo Kết luận 150?
Ngày 14/4/2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có Kết luận 150-KL/TW năm 2025 về Hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp uỷ cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới.
Căn cứ theo tiểu mục 3.3 Mục 3 Kết luận 150-KL/TW năm 2025 có quy định cụ thể như sau:
3. Nội dung xây dựng phương án nhân sự và các bước tiến hành
...
3.3. Đối với phương án nhân sự cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp uỷ cấp xã sau khi thành lập mới và việc phân công cấp ủy viên, uỷ viên ban thường vụ cấp uỷ cấp xã (sau khi được chỉ định) đảm nhiệm các chức danh lãnh đạo của các đơn vị ở cấp xã:
Ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy căn cứ vào tiêu chuẩn, điều kiện, cơ cấu, số lượng nêu tại Chỉ thị mới của Bộ Chính trị và các quy định có liên quan; đồng thời, nghiên cứu các nội dung, yêu cầu xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh nêu trên để cụ thể hóa, chỉ đạo việc xây dựng và thông qua phương án nhân sự ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra cấp uỷ cấp xã và việc phân công cấp ủy viên, uỷ viên ban thường vụ cấp uỷ cấp xã đảm nhiệm các chức danh lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực thuộc nhiệm kỳ 2025 - 2030; bảo đảm thống nhất, đồng bộ trong tổ chức thực hiện và không trái với Kết luận này.
Lưu ý: Trước khi kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện và thành lập mới đơn vị hành chính cấp xã thì ban thường vụ các tỉnh uỷ, thành uỷ cần chủ động tổng rà soát nguồn cán bộ cấp huyện, cấp xã để có phương án xem xét, điều động, phân công, bố trí các đồng chí cấp ủy viên, uỷ viên ban thường vụ cấp ủy, bí thư, phó bí thư; cán bộ lãnh đạo các phòng, ban, tương đương ở cấp huyện, lãnh đạo cấp xã và phân công, chỉ định, bố trí, giới thiệu nhân sự giữ chức vụ lãnh đạo ở cấp xã mới ngay khi được thành lập; bảo đảm kịp thời, không gián đoạn, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cấp xã, phục vụ tốt nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.
Như vậy, tại Kết luận 150-KL/TW năm 2025 thì trước khi bỏ cấp huyện sáp nhập xã thì ban thường vụ các tỉnh uỷ, thành uỷ cần chủ động tổng rà soát nguồn cán bộ cấp huyện, cấp xã để có phương án xem xét, điều động, phân công, bố trí các đồng chí cấp ủy viên, uỷ viên ban thường vụ cấp ủy, bí thư, phó bí thư.
Bên cạnh đó, trước khi bỏ cấp huyện sáp nhập xã cán bộ lãnh đạo các phòng, ban, tương đương ở cấp huyện, lãnh đạo cấp xã và phân công, chỉ định, bố trí, giới thiệu nhân sự giữ chức vụ lãnh đạo ở cấp xã mới ngay khi được thành lập; bảo đảm kịp thời, không gián đoạn, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cấp xã, phục vụ tốt nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.
Trước khi bỏ cấp huyện sáp nhập xã thì ban thường vụ các tỉnh uỷ, thành uỷ cần thực hiện những nội dung nào theo Kết luận 150? (Hình từ Internet)
Sau sáp nhập xã bố trí cán bộ là uỷ viên ban thường vụ thành uỷ làm bí thư đảng uỷ khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục 1 Kết luận 150-KL/TW năm 2025 có quy định như sau:
1. Quan điểm, nguyên tắc, yêu cầu
...
(4) Tại thời điểm hợp nhất, sáp nhập, số lượng phó chủ tịch hội đồng nhân dân, phó chủ tịch uỷ ban nhân dân và cấp phó của các cơ quan, đơn vị trực thuộc có thể nhiều hơn so với quy định; đồng thời, việc phân công, bố trí số lượng cấp uỷ viên, uỷ viên ban thường vụ, uỷ ban kiểm tra cấp uỷ có thể nhiều hơn ở một số cơ quan, đơn vị trực thuộc; tuy nhiên, sau 5 năm, số lượng và việc bố trí nhân sự sẽ thực hiện theo quy định. Đối với đảng bộ cấp xã, phường, đặc khu (sau khi hợp nhất, sáp nhập, thành lập mới), thì có thể xem xét, bố trí nhân sự là cấp uỷ viên cấp tỉnh làm bí thư đảng uỷ; trường hợp đặc biệt, nếu đảng bộ có vị trí quan trọng, quy mô kinh tế, hạ tầng giao thông đô thị phát triển, số lượng đảng viên, dân số đông, thì có thể xem xét, bố trí nhân sự là uỷ viên ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ làm bí thư đảng uỷ.
...
Theo đó, đối với đảng bộ cấp xã, phường, đặc khu sau sáp nhập thì có thể xem xét, bố trí nhân sự là uỷ viên ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ làm bí thư đảng uỷ trong trường hợp đặc biệt, nếu đảng bộ có vị trí quan trọng, quy mô kinh tế, hạ tầng giao thông đô thị phát triển, số lượng đảng viên, dân số đông.
Bỏ cấp huyện được thực hiện trong trường hợp nào theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 có quy định về trường hợp bỏ cấp huyện như sau:
Nguyên tắc tổ chức đơn vị hành chính và điều kiện thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chín
...
2. Việc thành lập, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;
c) Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhân dân;
đ) Phải căn cứ vào tiêu chuẩn của đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
3. Việc giải thể đơn vị hành chính chỉ thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương hoặc của quốc gia;
b) Do thay đổi các yếu tố địa lý, địa hình tác động đến sự tồn tại của đơn vị hành chính đó.
Như vậy, việc bỏ cấp huyện chỉ được được thực hiện trong trường hợp sau đây:
(1) Do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương hoặc của quốc gia;
(2) Do thay đổi các yếu tố địa lý, địa hình tác động đến sự tồn tại của đơn vị hành chính đó.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Nghị định 85: Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nhóm A mới nhất? Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nhóm A?
- Mẫu ghi thiệp tri ân thầy cô hay và ý nghĩa? Thầy cô có các quyền gì theo quy định pháp luật hiện nay?
- Lời chúc cho thầy cô giáo chủ nhiệm cuối năm học hay, ý nghĩa? Thầy cô giáo chủ nhiệm trong trường trung học có quyền gì?
- Quyết định 912/QĐ-BKHCN năm 2025 về ban hành Kế hoạch phát triển hạ tầng số thời kỳ 2025 2030 như thế nào?
- Lưới điện phân phối là gì? Các chỉ số về độ tin cậy cung cấp điện của lưới điện phân phối bao gồm những gì?