Trung tâm trọng tài hoạt động không đúng nội dung giấy phép thành lập thì có bị đình chỉ hoạt động?
Trung tâm trọng tài hoạt động không đúng nội dung giấy phép thành lập thì có bị đình chỉ hoạt động?
Căn cứ tại điểm a khoản 3 Điều 26 Nghị định 82/2020/NĐ-CP; điểm a khoản 4 Điều 26 Nghị định 82/2020/NĐ-CP; điểm b khoản 5 Điều 26 Nghị định 82/2020/NĐ-CP hành vi vi phạm quy định về hoạt động của trung tâm trọng tài, chi nhánh của trung tâm trọng tài; chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam:
Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của trung tâm trọng tài, chi nhánh của trung tâm trọng tài; chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hoạt động không đúng nội dung giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của trung tâm trọng tài, chi nhánh của trung tâm trọng tài; giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài;
b) Hoạt động khi chưa được cấp giấy phép thành lập hoặc giấy đăng ký hoạt động;
c) Cho tổ chức khác sử dụng giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động để hoạt động trọng tài thương mại;
d) Không xây dựng quy tắc tố tụng hoặc xây dựng quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài có nội dung không phù hợp với quy định của pháp luật;
...
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và c khoản 3 Điều này;
b) Tịch thu tang vật là giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại điểm h khoản 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều này.
Như vậy, trung tâm trọng tài hoạt động không đúng nội dung giấy phép thành lập thì có thể bị đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng.
Đồng thời, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng;
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trên.
Trung tâm trọng tài hoạt động không đúng nội dung giấy phép thành lập thì có bị đình chỉ hoạt động? (Hình từ Internet)
Trung tâm trọng tài bị thu hồi Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động trong trường hợp nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 63/2011/NĐ-CP thì trung tâm trọng tài bị thu hồi Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động trong các trường hợp sau:
- Trung tâm trọng tài có hành vi vi phạm đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà tái phạm;
- Trung tâm trọng tài không tiến hành bất kỳ hoạt động nào ghi trong Điều lệ, Giấy phép thành lập trong vòng 05 năm liên tục kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động;
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được Giấy phép thành lập, Trung tâm trọng tài không tiến hành đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Trung tâm trọng tài đặt trụ sở.
- Trung tâm trọng tài không sửa đổi, bổ sung điều lệ, quy tắc tố tụng trọng tài cho phù hợp với Luật Trọng tài thương mại trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Luật Trọng tài thương mại có hiệu lực.
Quản lý nhà nước về Trọng tài có bao gồm hướng dẫn việc đào tạo, bồi dưỡng Trọng tài viên không?
Căn cứ tại Điều 15 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về quản lý nhà nước về Trọng tài như sau:
Quản lý nhà nước về Trọng tài
1. Quản lý nhà nước về Trọng tài bao gồm các nội dung sau đây:
a) Ban hành và hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về Trọng tài;
b) Cấp, thu hồi Giấy phép thành lập và Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài; Chi nhánh, Văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam;
c) Công bố danh sách Trọng tài viên của các tổ chức trọng tài hoạt động tại Việt Nam;
d) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Trọng tài; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực trọng tài; hướng dẫn việc đào tạo, bồi dưỡng Trọng tài viên;
đ) Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về Trọng tài;
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến các hoạt động quy định tại điểm b, c, d và đ khoản này.
2. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về Trọng tài.
3. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về Trọng tài.
4. Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giúp Bộ Tư pháp thực hiện một số nhiệm vụ theo quy định của Chính phủ và quy định tại Luật này.
Như vậy, quản lý nhà nước về Trọng tài bao gồm nội dung hướng dẫn việc đào tạo, bồi dưỡng Trọng tài viên theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?