Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có phải thuê người phiên dịch để thực hiện trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số không?

Cho tôi hỏi Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện việc truyền thông về trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số thông qua phương thức nào? Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có phải thuê người phiên dịch để thực hiện trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số không? Câu hỏi của anh N.H.D từ Vĩnh Long.

Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện việc truyền thông về trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số thông qua phương thức nào?

Việc truyền thông về trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số được quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BTP-UBDT như sau:

Truyền thông về trợ giúp pháp lý
Trung tâm và Chi nhánh thực hiện việc truyền thông về trợ giúp pháp lý để người dân tộc thiểu số biết và thực hiện quyền được trợ giúp pháp lý của mình thông qua các phương thức sau đây:
1. Biên soạn, in ấn và cung cấp miễn phí tờ gấp pháp luật, cẩm nang pháp luật và các tài liệu pháp luật khác có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của công dân bằng tiếng dân tộc thiểu số.
2. Soạn thảo các tài liệu pháp luật, thu và sao băng cát xét bằng tiếng dân tộc thiểu số để phát trên đài phát thanh, truyền hình, hệ thống loa truyền thanh xã.
3. Xây dựng chuyên trang, chuyên mục về trợ giúp pháp lý cho từng vùng, miền phù hợp với đặc điểm của người dân tộc thiểu số trên đài phát thanh, truyền hình, báo chí ở trung ương và địa phương.
4. Đặt các Bảng thông tin, Hộp tin về trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số tại nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà văn hóa xã, trụ sở Ủy ban nhân dân xã, Trạm y tế, Đồn Biên phòng, điểm bưu điện văn hóa xã.

Như vậy, theo quy định, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện việc truyền thông về trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số thông qua các phương thức sau đây:

(1) Biên soạn, in ấn và cung cấp miễn phí tờ gấp pháp luật, cẩm nang pháp luật và các tài liệu pháp luật khác có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của công dân bằng tiếng dân tộc thiểu số.

(2) Soạn thảo các tài liệu pháp luật, thu và sao băng cát xét bằng tiếng dân tộc thiểu số để phát trên đài phát thanh, truyền hình, hệ thống loa truyền thanh xã.

(3) Xây dựng chuyên trang, chuyên mục về trợ giúp pháp lý cho từng vùng, miền phù hợp với đặc điểm của người dân tộc thiểu số trên đài phát thanh, truyền hình, báo chí ở trung ương và địa phương.

(4) Đặt các Bảng thông tin, Hộp tin về trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số tại nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà văn hóa xã, trụ sở Ủy ban nhân dân xã, Trạm y tế, Đồn Biên phòng, điểm bưu điện văn hóa xã.

Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có phải thuê người phiên dịch để thực hiện trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số không?

Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện việc truyền thông về trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số thông qua phương thức nào? (Hình từ Internet)

Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có trách nhiệm gì khi người dân tộc thiểu số yêu cầu trợ giúp pháp lý gặp khó khăn trong việc xuất trình giấy tờ?

Trường hợp người dân tộc thiểu số yêu cầu trợ giúp pháp lý gặp khó khăn trong việc xuất trình giấy tờ được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BTP-UBDT như sau:

Đơn giản thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý
1. Người dân tộc thiểu số khi yêu cầu trợ giúp pháp lý nếu có khó khăn trong việc xuất trình các giấy tờ theo quy định của pháp luật thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý phải tiếp nhận yêu cầu, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc các tổ chức chính trị - xã hội nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc để xác minh và thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
2. Người dân tộc thiểu số có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu và phối hợp chặt chẽ với người thực hiện trợ giúp pháp lý trong quá trình trợ giúp pháp lý.

Như vậy, theo quy định, trường hợp người dân tộc thiểu số khi yêu cầu trợ giúp pháp lý gặp khó khăn trong việc xuất trình giấy tờ thì Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có trách nhiệm:

(1) Tiếp nhận yêu cầu;

(2) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc các tổ chức chính trị - xã hội nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc để xác minh và thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.

Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có phải thuê người phiên dịch để thực hiện trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số không?

Việc thuê người phiên dịch để thực hiện trợ giúp pháp lý được quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BTP-UBDT như sau:

Trách nhiệm của Trung tâm và Chi nhánh
1. Thuê người phiên dịch để thực hiện trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số trong trường hợp người đó yêu cầu hoặc không nói được tiếng Việt.
2. Cung cấp cho Cơ quan công tác dân tộc ở địa phương:
a) Bảng thông tin về trợ giúp pháp lý (người được trợ giúp pháp lý; quyền và nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý; thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý; địa chỉ, điện thoại liên hệ của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, Chi nhánh của Trung tâm);
b) Hộp tin trợ giúp pháp lý, Mẫu đơn đề nghị trợ giúp pháp lý, tờ gấp pháp luật và các tài liệu pháp luật có liên quan về trợ giúp pháp lý và phổ biến các quy định về trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu.
...

Như vậy, theo quy định, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có trách nhiệm thuê người phiên dịch để thực hiện trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số trong trường hợp người đó yêu cầu hoặc không nói được tiếng Việt.

Trung tâm trợ giúp pháp lý
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Để được bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thì phải có bao nhiêu năm làm việc?
Pháp luật
Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước vi phạm nghiêm trọng quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý có bị cách chức không?
Pháp luật
Việc thành lập Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có phải công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương không?
Pháp luật
Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước miễn nhiệm Trưởng Chi nhánh trong thời gian bao lâu kể từ khi nhận được quyết định giải thể Chi nhánh?
Pháp luật
Quyết định sáp nhập Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước được chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành trong thời gian nào?
Pháp luật
Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có phải thuê người phiên dịch để thực hiện trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số không?
Pháp luật
Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí đối với người dân tộc thiểu số bằng các hình thức nào?
Pháp luật
Tổ đánh giá hồ sơ lựa chọn luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước do ai quyết định thành lập?
Pháp luật
Để thành lập Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cần đáp ứng những điều kiện gì và thủ tục thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có thể lập chi nhánh để thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý thay mình hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trung tâm trợ giúp pháp lý
466 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trung tâm trợ giúp pháp lý
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào