Trung tâm Thẩm định và Kiểm định tài nguyên nước có tư cách pháp nhân không? Trung tâm này có tối đa bao nhiêu Phó Giám đốc?
Trung tâm Thẩm định và Kiểm định tài nguyên nước có tư cách pháp nhân không?
Trung tâm Thẩm định và Kiểm định tài nguyên nước có tư cách pháp nhân không, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 3971/QĐ-BTNMT năm 2022 như sau:
Vị trí và chức năng
1.Trung tâm Thẩm định và Kiểm định tài nguyên nước là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Cục Quản lý tài nguyên nước, có chức năng thẩm định kỹ thuật, kiểm định chất lượng các chương trình, công trình, đề án, dự án, nhiệm vụ về tài nguyên nước; kiểm định máy móc, thiết bị về quan trắc, giám sát tài nguyên nước theo quy định của pháp luật; thực hiện các hoạt động tư vấn, dịch vụ về tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.
2. Trung tâm Thẩm định và Kiểm định tài nguyên nước (sau đây viết tắt là Trung tâm) có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật; trụ sở tại Thành phố Hà Nội.
Như vậy, theo quy định trên thì Trung tâm Thẩm định và Kiểm định tài nguyên nước có tư cách pháp nhân.
Trung tâm thẩm định và kiểm định tài nguyên nước (Hình từ Internet)
Trung tâm Thẩm định và Kiểm định tài nguyên nước có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc thực hiện các hoạt động tư vấn, dịch vụ?
Trung tâm Thẩm định và Kiểm định tài nguyên nước có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc thực hiện các hoạt động tư vấn, dịch vụ, thì theo quy định tại khoản 8 Điều 2 Quyết định 3971/QĐ-BTNMT năm 2022 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
…
8. Thực hiện các hoạt động tư vấn, dịch vụ:
a) Thẩm định đề cương; thẩm tra, kiểm định chất lượng sản phẩm các nhiệm vụ, đề án, dự án liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước;
b) Điều tra, kiểm kê, đánh giá, dự báo tài nguyên nước; điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; điều tra, đánh giá, đo đạc, quan trắc, giám sát diễn biến dòng chảy, bồi lắng, xói lở lòng, bờ, bãi sông; đo đạc, khảo sát, lập mặt cắt sông, suối;
c) Lập nhiệm vụ quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch tổng hợp lưu vực sông; lập quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch tổng hợp lưu vực sông; quy hoạch điều tra cơ bản tài nguyên nước; nội dung liên quan đến khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trong các quy hoạch vùng, tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, quy hoạch thủy lợi, thủy điện, cấp nước, giao thông đường thủy nội địa và các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành khác có hoạt động khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước;
d) Xác định khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước; triển khai thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống suy thoái, ô nhiễm cạn kiệt nguồn nước và các tác hại khác do nước gây ra; đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước; xác định chức năng nguồn nước, kế hoạch điều hòa, phân phối tài nguyên nước, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt; kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt;
đ) Lập bản đồ tài nguyên nước, xây dựng mô hình diễn toán dòng chảy, lan truyền vật chất trong hệ thống sông và các tầng chứa nước; phân loại, lập danh mục lưu vực sông, danh mục nguồn nước; lập danh mục các ao, hồ, phá không được san lấp;
e) Xác định dòng chảy tối thiểu trong sông, ngưỡng giới hạn khai thác nước dưới đất, các khu vực dự trữ nước, hành lang bảo vệ nguồn nước; vùng bổ sung nhân tạo, khoanh định vùng hạn chế và vùng phải đăng ký khai thác nước dưới đất; xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt;
g) Lập hồ sơ đăng kí, cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép trong lĩnh vực tài nguyên nước và môi trường; hồ sơ tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; thiết kế, giám sát, thi công các công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, công trình quan trắc, giám sát tài nguyên nước;
h) Lập và điều chỉnh quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa trên các lưu vực sông;
i) Các hoạt động tư vấn, dịch vụ về môi trường, biến đổi khí hậu liên quan đến tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.
9. Quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, số lượng người làm việc; viên chức, người lao động, tài chính, tài sản thuộc phạm vi quản lý Trung tâm theo quy định pháp luật và theo phân cấp của Cục Quản lý tài nguyên nước; thực hiện trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách theo quy định của pháp luật.
10. Thực hiện cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của Cục Quản lý tài nguyên nước và phân công của Cục trưởng.
11. Thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng giao.
Theo đó, trong việc thực hiện các hoạt động tư vấn, dịch vụ thì Trung tâm Thẩm định và Kiểm định tài nguyên nước có các nhiệm vụ và quyền hạn được quy định như trên.
Trung tâm Thẩm định và Kiểm định tài nguyên nước có tối đa bao nhiêu Phó Giám đốc?
Trung tâm Thẩm định và Kiểm định tài nguyên nước có tối đa bao nhiêu Phó Giám đốc, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 3971/QĐ-BTNMT năm 2022 như sau:
Lãnh đạo Trung tâm
1. Trung tâm Thẩm định và Kiểm định tài nguyên nước có Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc.
2. Giám đốc chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về mọi hoạt động của Trung tâm; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức trực thuộc Trung tâm; ban hành quy chế làm việc và điều hành hoạt động của Trung tâm.
3. Phó Giám đốc giúp việc Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được Giám đốc phân công.
Như vậy, theo quy định trên thì Trung tâm Thẩm định và Kiểm định tài nguyên nước có tối đa không quá 02 Phó Giám đốc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?