Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia có tư cách pháp nhân không? Trung tâm có những phòng ban nào?
Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia có tư cách pháp nhân không?
Tư cách pháp nhân của Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia được quy định tại Điều 1 Quyết định 2829/QĐ-BTNMT năm 2022 như sau:
Vị trí và chức năng
Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia là tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, có chức năng quy hoạch, điều tra cơ bản, quan trắc, dự báo, cảnh báo và bảo vệ tài nguyên nước trong phạm vi cả nước; cung cấp các dịch vụ công về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật.
Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng; trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Theo quy định trên, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia là tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và có tư cách pháp nhân.
Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia
(Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia là gì?
Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 2 Quyết định 2829/QĐ-BTNMT năm 2022 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Bộ trưởng chương trình, đề án, dự án, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm và hàng năm về công tác quy hoạch, điều tra cơ bản, quan trắc, giám sát, dự báo, cảnh báo và bảo vệ tài nguyên nước theo chức năng của Trung tâm; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Lập, điều chỉnh quy hoạch về tài nguyên nước:
a) Thực hiện việc lập, điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước;
b) Thực hiện việc lập, điều chỉnh quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh;
c) Thực hiện việc lập, điều chỉnh quy hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước liên quốc gia.
3. Thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước:
a) Điều tra, đánh giá tài nguyên nước, bao gồm: lập bản đồ đặc trưng lưu vực sông, bản đồ đặc trưng các sông, suối, hồ, đầm, phá; bản đồ địa chất thủy văn; bản đồ tài nguyên nước, bản đồ phân vùng chất lượng nguồn nước, các bản đồ chuyên đề về tài nguyên nước; đánh giá, phân loại số lượng và chất lượng các nguồn nước; tìm kiếm các nguồn nước dưới đất; xác định dòng chảy tối thiểu trong sông, các khu vực dự trữ nước; khả năng bổ sung nhân tạo nước dưới đất.
b) Định kỳ kiểm kê tài nguyên nước và thống kê các chỉ tiêu tài nguyên nước hàng năm.
c) Điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng, tài nguyên nước, xả nước thải, chất thải khác vào nguồn nước.
4. Quan trắc, giám sát tài nguyên nước: Xây dựng, phát triển mạng lưới quan trắc tài nguyên nước quốc gia, các nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia; Quản lý mạng lưới trạm, duy tu bảo dưỡng công trình và thiết bị quan trắc; đo đạc thu thập, chỉnh lý số liệu quan trắc; xây dựng, cập nhật dữ liệu quan trắc.
5. Dự báo, cảnh báo tài nguyên nước:
a) Quản lý, tổng hợp, đánh giá chất lượng dữ liệu quan trắc; xây dựng bộ công cụ mô hình, giám sát thực hiện quy hoạch tổng hợp lưu vực sông, lưu giữ dữ liệu quan trắc theo quy định.
b) Thực hiện dự báo, cảnh báo tài nguyên nước: dự báo diễn biến mực nước, lưu lượng, tổng lượng nước, chất lượng nước, khô hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn lưu vực sông liên tỉnh, liên quốc gia và nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia; dự báo các tác hại do nước gây ra; dự báo tác động biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước; dự báo khả năng phục hồi nguồn nước khi áp dụng các biện pháp bổ sung nhân tạo nước dưới đất.
Cảnh báo nguy cơ cạn kiệt, khô hạn, thiếu nước, ô nhiễm, xâm nhập mặn nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia và các nguy cơ do nước gây ra như sụt lún, xói lở lòng bờ, bãi sông.
c) Biên soạn và cung cấp các bản tin thông báo, dự báo và cảnh báo tài nguyên nước; biên soạn đặc trưng, niên giám tài nguyên nước.
...
18. Quản lý về tổ chức, bộ máy, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số người làm việc của đơn vị theo phân công của Bộ và theo quy định của Pháp luật.
19. Thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao.
20. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Bộ trưởng.
Theo đó, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 2 nêu trên.
Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia có những phòng ban nào?
Theo Điều 4 Quyết định 2829/QĐ-BTNMT năm 2022 thì cơ cấu tổ chức của Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia có những phòng ban sau:
+ Văn phòng.
+ Ban Kế hoạch - Tài chính.
+ Ban Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế.
+ Ban Quy hoạch tài nguyên nước.
+ Ban Điều tra tai nguyên nước.
+ Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc.
+ Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Trung.
+ Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam.
+ Trung tâm Cảnh báo và Dự báo tài nguyên nước.
+. Trung tâm Chất lượng và Bảo vệ tài nguyên nước.
+ Trung tâm Công nghệ và Dữ liệu tài nguyên nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?